ẤN ĐỘ PHẬT HỌC NGUYÊN LƯU LƯỢC LUẬN!

Giảng lần nhất!

Nguyên thủy phật học (530-370 BC)

Những thời kỳ của sử phật học chúng ta từ điểm phát xuất phật học ở thế kỷ thứ 6 (trước công nguyên) đến thế kỷ thứ 11 (sau công nguyên).  Khoảng một ngàn năm trăm năm, chia ra làm 6 giai đoạn như sau:

  1. Nguyên thủy phật học
  2. Bộ phái phật học
  3. Thời kỳ sơ khai của đại thừa phật học
  4. Tiểu thừa phật học
  5. Thời kỳ trung hoạn đại thừa phật học
  6. Thời kỳ sau cùng của đại thừa phật học

Thời Kỳ Nguyên Thủy Phật Học

Bản thân đức phật và thời kỳ của ba bốn đời .  Hậu đại của sự truyền thừa .  Trong thời kỳ này nội bộ chưa bị phân hoá, cơ bản tư tưởng nhất trí.  Theo sự tính của niên đại phật nhập diệt năm 486 (BC) thọ 80 tuổi.  Cho nên tính ra đức phật sinh vào năm 565 (BC).  35 tuổi thành đạo. 530 (BC) phật học chia ra thành bộ phái, sau khi phật nhập diệt.  Một trăm mấy mươi năm sau.  Bởi thế chúng ta thiết định thời kỳ thứ nhất là năm 530-370 (BC).

Học thuyết nguyên thủy phật học chủ yếu xuất sứ là “Kinh” và “Luật”.  “Kinh” có 2 đại loại , Bắc Truyền gọi là “A Hàm”.  Nam Truyền gọi là “Ni A Da”, trước đó trừ “Tứ Đại Bộ Ngoại” còn có một “Tạp Tạng Bộ” người đời sau trừ ra cùng với Bắc Truyền đối chiếu bốn bộ ra, còn một tiểu bộ.  Nam Bắc cùng đồng bốn bộ là “Trường Bộ, Trung Bộ, Tạp Bộ và Tăng Nhất Bộ”.

Cơ bản nội dung của “Luật Bộ” là giới điều.  Sau này phụ thêm truyện duyên khởi để giải thích rộng rải các sự tích và phụ chú.  Cộng lại có ba bộ phận.  Hiện tại lưu truyền “Kinh” và “Luật” qua sự tang giảm của các bộ phái, làm đượm màu sắc của bộ phái.  Muốn tìm ra nguyên thủy của phật học, tất phải làm rất nhiều công việc nghiên cưú, phân tách không phải là việc đơn giản.  Các học giả tây phương đã bỏ ra không ít công sức.  Nhưng họ không thể dùng các bản tài liệu Hán dịch (các tài liệu Bắc Truyền được bảo tồn trong các bản Hán dịch). Và nghiên về tin tưởng các văn bản Pali.  Thậm chí còn nghĩ đó là do Thích Ca nói ra, thì không thế không nảy sanh thiên kiến. (Edinburgh)? Người Đức.  (Davis)? Người Anh. Khi nghiên cưú bản văn Pali thì dùng phương pháp tìm các khác biệt trong các Kinh, Luật củ mới.  Rồi sau đó từ trong ấy tìm ra nguyên thủy phật thuyết, đó là phương pháp củ từ 40 năm trước.  Đến nay vẫn còn ảnh hưởng sự phân tách của người Nhật là.  Trước nhất đem sự truyền thừa của hai phần Nam, Bắc (Kinh, Luật) so sánh nhận định sự tương đồng của hai bộ (Nam, Bắc) là nguyên thủy phật nói. Như tỷ kỳ áp dụng phương pháp này vào chính trị về sau, vũ tỉnh Bá Thọ và những người khác, trừ ra đem cả hai tư liệu đối chiến tỷ so sánh giao ra.  Còn từ thể hệ học thuyết, kết cấu logic và logic phương diện phát triển tiến hành phân tích cụ thể, dùng để xác định phần nội dung nào, thuộc về có trước và từ đó dẩn nhập phương pháp của (Tỷ Kỳ) có phần tiến bộ thêm một tầng.  Nhưng cũng khó hồi phục sự thật của sự nguyên thủy phật thuyết.

Do bộ phái đã trãi qua mấy lần phân liệt tư liệu là do bao lần phân liệt lưu lại, ảnh hưởng lẫn nhau, mô phong lẫn nhau, bỗ xung liên tục.  Dầu có những điểm cộng đồng cũng không thể coi là sự khởi đầu của thuyết.  Dã lại tiêu chuẩn là sống. Bây giờ xét lại phải từ trong kinh luật hiện tại, tìm kiếm sự kiện vô cùng khó khăn.

Bản nguyên của giảng thuyết là lấy Thích ca làm trung tâm của sự lưu hành của học thuyết.  Cố gắng tìm rat rung tâm điểm của vấn đề, cộng thêm sự tổ chức tức làm ra nguyên thủy phật học.  Không tái lập các sự tìm kiếm nhỏ nhặt, như các phân tích gia về trước.

Tiết Thứ Nhất . Thời Đại Thích Ca.

Lúc bấy giờ (thế kỷ thứ 6 BC)

Đặc điểm của xã hội nô lệ.

Các quốc gia trong lưu vực Hằng Hà (Sông Hằng) Trung Ấn có số quốc gia có thể chế Cộng Hòa.

Các nước lớn có mưu đồ thôn tính.

Ngoài ra còn có tính tộc chế cấu tạo thành sự mâu thuẩn giữa các giai cấp.

Phản ảnh của các giới tăng lữ và bà la môn giáo đối khán lại lục sư.

Tư tưởng duy vật phát triển.

Quốc gia của dòng tộc Thích ca.

Cảnh ngộ của bản thân Thích ca.

Sự bình sinh và truyện ký.

Có liên quan đến học thuyết và một số hành sự.

Thích ca ở vào thời đại thế kỷ thứ 6 đến thứ 5 (BC).  Lúc bấy giờ xã hội Ấn là một chế độ sở hữu nô lệ, đã kiến lập quốc gia, thành thị và cũng phát triễn thương nghiệp.  Nhưng chế độ nô lệ của Ấn và Tây Phương có sự khác biệt nô lệ, không bị áp bức vào các sự sản xuất vĩ đại.  Và cũng không bị bốc lột thái qúa như Tây Phương.  Do đó không có bộc phát hay sanh ra những sự bạo động lớn của người nô lệ, với những nói trên.  Họ chỉ là một loại hình thức của chế độ sơ khởi của sở hữu nô lệ, và về sau thì ngừng trực ở hình thức đó và không phát triễn gì hơn nữa.

Tình huống của xã hội Ấn Độ phát triễn là từ Tây Bắc từ từ di chuyển về hướng đông.  Trước tiên đến thượng du lưu vực sông hằng tại sông Ấn Độ cửa khẩu sông Diêm Mâu Na là một dãy bình nguyên, và còn là trung tâm của Ấn Độ.  Đến khoảng trước và sau thế kỷ thứ 6 (BC) phát triển đến hạ du lưu dực Sông Hằng (tức cỏi trung Ấn) thành lập rất nhiều thành thị làm trung tâm của quốc gia.  Một số cho là có 16 Đại Quốc (văn Pali tăng nhất bộ đệ nhất, đệ tứ, Hán dịch Trung Hàm, quyển 55 (Trì Chay Kinh) và trong giáo điển của Lão Na giáo, đều có ghi lại có 16 nước).  Đến thời đại Thích ca, tình thế 16 nước đó cũng có biến chuyển rất lớn, trong đó nước lớn hùng mạnh nhất là ở phía nam Sông Hằng là Ma Kiệt Đà.  Bên Tây Bắc là Kiều Tát La. Đông Bắc là Bạt Lão (Kinh Duy Ma) lấy bối cảnh của nước này.  Tình hình chính trị của các nước cũng không giống nhau.  Có nước là Quân Chủ Chế, có nước chế độ Cộng Hòa.  Cộng Hòa Chế cũng có người thống trị, nhưng có chế độ hội nghị những sự việc quan trọng thông qua sự nghị hội, và tất cả mọi người quyết định.  Đó là tàu dư của chế độ công xã nguyên thủy lưu lại.

Cộng Hòa thể chế chỉ tồn tại ở Đông Bắc như và dòng tộc Thích ca là tỳ la vệ ở trong hoàn cảnh sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt (Bản Sanh Kinh) và truyện của đức phật phản ảnh tình trạng lúc bấy giờ.  Trong các nước có chế độ tộc tính (Tộc tính tức là “Oa Nhĩ Na” nguyên nghĩa là màu sắc.  Người nhã lợi an màu da trắng, chiếm địa vị thống trị.  Người thổ dân màu da đen bị thống trị.  Từ đấy phân ra 2 tầng lớp giai cấp).  Khởi đầu chỉ có 2 loại tộc tính , sau này trong tộc tánh của người nhã lợi an lại chia ra Bà La Môn, Sác đế lợi, Phục Sá.  3 dòng tộc tánh, bà la môn trước nhất là giúp cho Sác đế lợi tiến hành thống trị, nắm quyền văn hoá, tôn giáo.  Về đến thời đại của Thích ca, Sác đế lợi đối với đặc quyền của Ba la môn có những bất mãn.  Nên ủng hộ các loại tư tưởng phi Ba la môn, muốn cấu thành một trận tuyến phản Bà la môn.  Tộc tánh Phục Sá bao gồm các giai cấp nông, công thương bị bốc lột rất nặng, lúc đang thời do thủ công nghệ phát đạt, thương nghiệp phồn thịnh (với Miến Điện, Ba Tư, Á Rập v.v.) đều có mậu dịch qua lại, thương nhân tích lũy tài phú.  Đối với chính trị có sự yêu cầu mảnh liệt, những lực lượng xã hội hình thành khiến cho Bà la môn trên chính trị, tư tưởng các mặt thống chế thế lực từ từ suy yếu.  Đương thời sanh ra đại biểu các lợi ích của các giai tầng, có 6 phái triết học (Kinh Duy Ma, Phẩm Đệ Tử, Trường A Hàm, Sa Môn Qủa Kinh, Đơn Hành Bàn gọi là “Tịch Chí Qủa Kinh) đều có tư liệu tư tưởng của 6 phái.  Trong Ngũ Bộ của nam phương cũng có ghi lại, nhưng 2 miền Nam Bắc ghi lại không cùng nhất trí trong 6 phái triết học.

Thứ Nhất: Đại biểu cho tư tưởng duy vật có người đại biểu là A Kỳ Đa (Ajita, Kesa, Kambala) tức là tiền thân của phái thuận thế sau này.  Bọn họ cho rằng Thủy, Địa, Hoả, Phong là bốn đại nguyên tố là trường tồn độc lập.  Con người và thế giới do bốn đại hộp thành phủ nhận linh hồn.  Con người sau khi chết trở về tứ đại, mục đích sự sống của con người tức là cầu được sự thỏa mãn và khoái lạc.  Loại học thuyết này chuyên phản khán việc nắm quyền chuyện tế tự của Bà La Môn đại biểu cho tiếng nói của giai cấp thứ tư.

Thứ Hai: Sanjãyavela tthiputta (Tán Nhược Di) một loại học phái với trực quán chũ nghĩa.  Đối với các vấn đề điều không nói quyết định, như là đối với có hay không có kiếp sau.  Có hay không có quả báo v.v… Bọn họ nhận định rằng nếu nói có tức là có, nói không tức là không.  Cho nên mọi người dí họ như loại lươn trơn nhớt khó bắt.  Những người phái này chủ trương đứng cho chắc chắn của tu định để cầu được trí huệ chân chánh.  Đệ tử phật, Mục Kiền Liên, Sá lợi phất đều có theo học với họ.  Học phái này cũng có hàm ý phản đối chủ trương thế giới do phạm ngã chuyển hoá của Bà la môn.  Đến thời đại So Nghĩa Kinh, Bà la môn vẫn thừa nhận thuyết nghiệp báo luân hồi.  (Sanjãya vela tthiputta) đối phó với việc này áp dụng không khẳn định, không phủ nhận biểu lộ thái độ bất tính nhiệm.

Thứ Ba: Makkhali Gosãla (Mac Ca Ly) là người Định Mệnh Luận, chủ trương không có nghiệp báo, không thân do cha mẹ sanh, tất cả (nhất thiết) tu hành đều là không, là vô dụng.  Chỉ cần qua 8 trăm 4 mươi ngàn đại kiếp, đến chừng ấy không cần biết là trí hay ngu, đều được giải thoát.  Như là khi chọi đi một trái cầu bằng chỉ, khi chỉ hết thì trái cầu hết (lăn) và nhận rằng người do các loại nguyên tố cấu tạo thành.  Và cũng hàm ý một số trình độ của tư tưởng duy vật và tự cho cái thuyết ấy là chánh mạng sinh hoạt (sống).  Tất cả mọi người và phật giáo đều cho là “Tà Mệnh Ngoại Đạo”.

Thứ tư: Purana Kassapa (Bất Lan Ca Diệp) cũng tương tư như học thuyết của thứ ba (Makkhali-Gosãla).  Cũng phủ nhận thiện ác nghiệp báo và Bà la môn giáo, chủ trương phóng dục là người hoài nghi luân lý luận.  Họ xuất thân nô lệ.

Thứ Năm: Pakudha-kaccayana (Baphùđà) cũng phủ nhận hành vi của con người có thể phát sanh ra những ảnh hưởng gì.  Cho thân người là bảy thứ nguyên tố cấu tạo thành.  Bảy thứ nguyên tố rời ra thì là chết, nguyên tố vĩnh viễn tồn tại, cũng có tư tưởng duy vật.  Trên đó 3 nhà do có học thuyết tương tự, cho nên trong một số tư liệu thường bị lầm lạc, đều bị liệt vào (tự sưng là phái chánh mệnh).  Nhà phật cho là (Tà Mệnh Ngoại Đạo).  Bọn họ là người xuất thân nô lệ, học thuyết của họ đại diện cho lợi ích của tầng lớp thứ tư.

Thứ Sáu: Niganthanàta-Putta (Ni Kiền Tử).  Sau này phát triển ra Sina giáo.  Trước họ đã có hiệp chủ, chủ trương Thất Cú Nghĩa.  Lúc khởi thủy chia thế giới làm 2 loại.  Hữu sinh mệnh và vô sinh mệnh.  Sinh mệnh không giải thoát được là do nghiệp lậu, trói buột nhân thử.  Cho nên cần Sá Diệt giải thoát để tiêu diệt nghiệp.  Họ cho là nghiệp báo qúa nặng, muốn cho nghiệp báo tăng nhanh đến kết thúc thì cần khổ hạnh.  Cho nên chủ trương khổ hạnh với loại tư tưởng này, trên thực tế là đã chi viện giúp cho thuyết nghiệp báo của Bà la môn giáo.  Nigantha NàTa-Putta xuất thân Sác Đế Lợi.  Mẹ là con của Quốc Vương, em gái họ là Vương Phi.  Học thuyết cũng đại biểu cho lợi ích của giai cấp thống trị.  Phái này cùng với học thuyết của Thích ca đối lập nhau, hai bên từng có sự xung đột.  Tuy cũng họ Bà la môn.  Nhưng trên phương diện giải thoát, cũng không giống như Bà la môn giáo.

Nguồn gốc quốc gia và gia tộc tính của Thích ca không được tường tận.  Có người cho rằng không phải là giống Nhã An Lợi, mà là giống người Mông Cổ ngụ tại ngày nay là Ni Ba Nhĩ (Nepal) phía nam.  Và Đông Bắc Bộ sông La Bá Đề (Rapti) giao giới với Ấn Độ.  Từ Hy Mã Lạp Sơn trở xuống, rộng 12 lý ngang, 16 lý diện tích, 3 triệu 2 trăm ngàn mét vuông.  Tương truyền có mười thành nhỏ.  Lớn nhất có tên là Ca Tỳ La Vệ.  Do đó gọi tên quốc gia này là Ca Tỳ La Vệ, trong truyền thuyết Ca Tỳ La Vệ.  Không liệt vào 16 nước lớn, có thể lúc đó không thể tự độc lập, và là thuộc quốc của Kiều Tác La.  Thành này còn di tích hiện tại ở Ni Bá Nhĩ là Tilourakot.  Huyền Trang từng đến đất này, căn cứ theo Tây Vực Ký.  Phế Vực của thành vẫn còn v.v…, toàn quốc có tám vạn (8000) hộ, 50 vạn người (50000) chánh thể cộng hòa.  Đương thời trong tình trạng mạnh hiếp yếu, bản quốc Thích ca đang bị Kiều Tác La uy hiếp. Cho nên do nguyên nhân đó Thích Ca Mâu Ni xuất thế thì đối với quốc gia có phải mang một trách nhiệm là làm sao thoát ra vòng nước mạnh xâm lấn.  Vua cha Tịnh Phạm Vương đương nhiên hy vọng con mình tiếp tục việc thống trị và ít nhất là duy trì được hiện trạng.  Nhưng bản thân Thích ca không muốn làm một người dùng chính trị để thống trị, rời gia đình đi học tập theo các tư tưởng gia.  Sau cùng còn tự mình cấu thành một thể hệ học thuyết và truyền bá rất rộng, phát triển thành một tôn giáo.  Như thế đối với truyện ký của Thích ca càng ngày càng thần thoại hoá.  Học giả đối với truyện của Phật (Phật truyện) có làm rất nhiều cuộc nghiên cứu và hiện tại vẫn còn người tiếp tục làm việc nghiên cứu và đại khái đã rõ rang hơn.  Đối với tình trạng của Thích ca.

Truyền thuyết của Phật.  Một phần bảo tồn trong “Kinh” và đại bộ phận được bảo tồn trong “Luật”.  “Luật” có nhiều bộ phái bất đồng về “Luật” do đó liên quan về truyền thuyết của Phật của bất đồng.  Đại Chúng Bộ đem Phật truyện phân ra làm “Đại Sự”.  Pháp Tạng Bộ thì gọi là “Bổn Hạnh Kinh” và “Luật” thì gọi là “Tứ Phân Luật” là Nguyên Thủy của trực tiếp chỉ đạo của Hán Thích Phật Luật.  Trong bản dịch chử Hán Phật điển còn có một bộ hoàn chỉnh phật truyện “Phật Bản Hạnh Tập Kinh” 60 quyển đời Túy dịch đem năm bộ bất đồng “Phật Truyện” tập trung làm một.  Phật truyện của các phái “Luật” đều theo gia thế của phật.  Phật xuất gia đến thành đạo, sau 6 năm và trở về nhà là hết. Về sau tất cả các hoạt động đều không được ghi tải lại. (“Phật Bổn Hành” tập kinh cũng như vậy) mã minh viết “Phật Sở Hành Tán” cũng thám trích nhặt từ các loại truyền thuyết  và viết đến phật chết mới chấm dứt.  Mã minh trong một tác phẩm khác là “Đại Trang Nghiêm Luận Kinh” trong Qui Kính Tụng.  Qui Kính không chỉ là một bộ phái mà trong đó bao gồm có Thuộc Tử?.  Cho thấy là truyện thu nhặt rộng lớn của chúng thuyết mà thành.  Sau khi thành đạo, Thích ca tổ chức một đoàn thể sáng chế ra nhiều chế độ.  Trong đó có một chế độ gọi là “An Cư” từ trong các tư liệu hiện tồn tại.  Sau khi thành đạo và trong 45 năm, mỗi địa điểm trong kỳ An Cư đều có ghi tải, đồng thời cũng là hợp lý.

Thứ Nhất: Phật thường trụ tại Vương Xá Thành

(thủ đô Ma Kiệt Đà)

Thứ Nhì: Có khoảng hai mươi mấy năm tại Xá Vệ Thành

(thủ đô Kiều Tác La) như thế căn cứ theo sự ghi lại, có thể biên ra một việc phật đại khái hành sự trong 45 năm.  Như vậy chứng minh “Thích Ca Truyện Ký” đó là có tính chân thật.  Những việc trọng yếu trong đời của Thích Ca Đại Chí như sau:   Thích ca từ nhỏ có được sự giáo dục hoàn bị.  Kết hôn, sanh con, 29 tuổi xuất gia, đến vùng Ma Kiệt Đà tâm sư phỏng đạo.  Không sở đắc, khổ hạnh 6 năm cũng buôn bỏ.  Sau cùng tự mình độc lập, tư khảo, và hoàn thành cho chính mình một thể hệ học thuyết, đó là việc khi Thích Ca 35 tuổi.  Từ đấy bắt đầu tuyên dương học thuyết của mình, trãi qua 45 năm những địa điểm tuyên đạo như là Ma Kiệt Đà, Kiều Tác La, Bạc Sa? trung tâm của ba nước ấy.  Phía đông đến nước Đảm Ba, Tây đến Ma Thâu La phạm vi tương đối rộng lớn.

Tại sao Thích Ca xuất gia? Học thuyết của ông ta phản ảnh gì nội dung của xã hội?

Đương thời sự tự do tư tưởng ở Ấn Độ rất phát đạt, không ít những tư tưởng gia xuất thân từ Sát Đế Lợi.  Bà La Môn có rất nhiều vấn đề không hiểu giải còn phải thỉnh giáo với Sát Đế Lợi. Và như thuyết “Luân Hồi” là do vị Vương của Sát Đế Lợi là “Bác Bạt A Na”? sáng lập.  Tế Ngôn Tín của Bà La Môn cũng do từ ông ta thuyết , và phát triển đến lý luận “Nghiệp Lực” bị xưng làm “ Bí Thuyết” để tôn phụng.  Lúc bấy giờ cảnh ngộ của Thích Ca là nếu không thể đề cao được địa vị chính trị của nước nhà, thì cá nhân phải đành được quyền lãnh đạo trên học thuật và tư tưởng.

Truyền thuyết cho rằng sau khi Thích ca sanh ra, thì các nhà tướng số đoán rằng ông ta trong tương lai nếu không làm chuyển luân vương, tất thành nhà đaị tư tưởng.  Phản ảnh đúng với đương thời của ông ta, đối diện với hiện thật là phải áp dụng lấy con đường là “nếu không cái này thì phải cái kia”.  Ngoài nguyên nhân Thích Ca xuất gia cũng có những nguồn thuyết khác, như nói ông ta thấy người bệnh, người già, tử vong và sự thống khổ.  Thấy tự do tự tại của sa môn mà dẫn đến khái niệm sự yếu thế, và còn có thuyết cho rằng ông ta nhìn thấy nông dân cuốt đất.  Những côn trùng trong đất bị chim ăn , và người nông dân không mãy mai nghĩ đến sự cao quí của sinh mệnh.  Cảnh tưởng ấy khiến ông ta có cảm nghĩ rất sâu sắc về vô thường và bất hạnh v.v… có phải chăng, ông ta cũng thấy được sự thống khổ của người nông dân trồng ruộng, có một số ghi tải ở trung quốc.  Khi ở trong hoàng cung Thích Ca không cảm thấy đến phiền não, khi ra khỏi hoàng cung đụng chạm với tất cả sự việc (hiện tượng) xã hội, khiến ông ta nãy sanh ra khái niệm “thế giới là khổ” sự ghi tãi này tuy không được thiết thực và minh bạch lắm.  Nhưng nói nông vụ là khổ, là có liên quan đến học thuyết của ông ta, theo ghi tãi ủng hộ học thuyết của Thích Ca có vị vua Ma Kiệt Đà rất kính phục ông ta và còn cho một nơi để làm nơi tuyên truyền là (Trúc Viên Tịnh Xá) và sau này lại được dòng tộc ủng hộ.  Về sau nữa được vua nước Kiều Tác La Ba Tư Nặc (Thắng Quân) ủng hộ, ngoài ra các đại phú thương như Tu Đạt Da, Cấp cô độc và một số người đều là những thí chủ đắc lực của Thích Ca căn cứ truyền thuyết.  Giảng đường Đông Viên Lộc Tử Mẫu là do một cô dâu mới giàu có bán những tư trang (của hồi môn) qúy để cúng dường dựng nên.  Sau này Thích Ca có đi đến Phúc Xa Ly, nơi đó nguyên vùng phạm vi thế lực của đạo Sina.  Sự hoạt động rất là khó khan, nhưng Thích Ca cũng đương nhiên được Ngai Ma La Vệ hiến cho một tịnh xá (Kinh Duy Ma) có đề cập đến tịnh xá này.  Về thân phận của Ngai Ma La Vệ thì có thuyết cho rằng là một kỹ nữ, nhưng bất luận thế nào, tiền tài đều từ các giai cấp phú hào, trong các đệ tử phật, khởi thủy với năm vị tỳ khưu, kế đến là thương nhân Da Xá? Da Xá một lần dẫn lại 60 mươi vị đệ tử.  Xé từ những người ủng hộ phật đà, đều là Sát Đế Lợi, Đại Phú Hào học thuyết của Thích Ca là đại biểu cho lợi ích giai cấp là đièu khỏi nói mà rõ rồi.

Tiết Thứ Nhì

Hình thức tổ chức học thuyết khi Thích Ca còn tại thế.  Một số tàu dư của Da Đà trong Tạp Tạng, sự phát triển trong sự giải thích nguyên thủy A Tỳ Đạt Ma.

Truyền thuyết phật diệt và lần kiết tập thứ nhất.

Truyền thừa kinh luật.

Căn nguyên xã hội và nội dung của học thuyết.

Khuynh hướng phản tư tưởng duy vật.

Thủ Sả các học thuyết đương thời.

Phân biệt luận và Trung Đạo.

Kết cấu của nguyên thủy phật học, có 2 phương diện hình thức và nội dung.

Một số tín đồ hậu thế tin tưởng rằng bảo tồn lại “ Kinh” “Luật” đã có trong thời đại Thích Ca.  Như thếthì hình thức của nó như thế nào? Thích Ca tuyên dương thuyết của ông, trước sau 45 năm.  Khu vực truyền bá cũng tương đối rộng, ông cũng cho phép đệ tử ông dùng tiếng địa phương để truyền tập.  Lúc tuyên dương cần phải có một hình thức biểu thuật nhất định, theo tập tục của lúc ấy là khẩu truyền bằng vào ký ức mà thụ thọ cho nhau.  Dùng hình thức của kệ và tống, ngắn gọn có dần, tiện cho khẩu tụng và dễ nhớ lâu.  Trong các phái “Luật” đệ tử phật còn bảo tồn tư hiệu tụng kinh (Tham Chiếu Phật Kinh Nguyên Thủy Tụng Đọc Pháp).  Các kinh này thí dụ Nghiã Túc Kinh bản Hán dịch có “Đơn Hành Bản” văn Pali thâu lại trong “Kinh Tập” Ba La Diên Kinh bản Hán dịch “Đại Trí Độ Luận” Du Già Sư Địa Luận”.  Trong các kinh ấy đều dung đến (chữ Pali thâu lại trong kinh tập).  Kinh Pháp Cú (Hán và Pali đều có các bản riêng v.v.) tựu trung đều là hình thức Kệ và Tống.  Các Kệ và Tống ấy có thứ không vấn mà tự nói, có thứ vấn đáp với nhau.  Ngoài ra tại thời gian nào, tại địa điểm nào, nói với những đối tượng nào v.v. đều có ký thuật, gọi là “Duyên Khởi” và cùng Kệ, Tống truyền xuống lại.  Có thể thiết tưởng, để Kệ và Tống làm trung tâm, nghĩa lý của nó nhất định phải qua giải thích mà tiếp tục phát triển.  Những loại giải thích đó gọi là “A Tỳ Đạt Ma” ý là đối pháp.  Kinh Phật là qui phạm tính pháp, giải thích pháp thì gọi là đối pháp, đối với hình thức pháp có các loại dưới đây.

  • Lưu Bà Đế Sá nghĩa luận nó đơn thuần giải thích những gì phật nói. Từ đơn giản đến tường tận từng bước thâm nhập. Chính phật cũng từng làm các loại giải thích như trong trường A Hàm “Kinh Đại Duyên” phương tiện là Thích Ca giải thích đối với lý luận Duyên Khởi.
  • Ma Đát Lý Dà Bản Mẫu. Đây là phương thức đề thị yếu điểm và giải thích cho toàn văn gọi là Bản Mẫu, ý lấy do những quan trọng yếu điểm đơn giản mà có thể phát sinh ra nhiều đạo lý, như mẹ sinh con vậy.  Loại này có chính phật và cũng có đệ tử.
  • Chiết Trạch, tức là trong các loại thuyết pháp lựa ra một loại, đây là chủ yếu của phương thức dung để đối với danh tướng. Bởi vì ý nghĩa của danh và tướng có nhiều thứ tương tự, để giải quyết hàm ý của nó.  Nên phân chia ra những môn loại và cộng thêm phần khu vực.  Một số theo thứ tự số chữ, mà sắp đặt từ một pháp đến 10 pháp, sở dĩ gọi là Thập Thượng Pháp hoặc Tăng Nhất Pháp.  Thập pháp trở lên cũng có như là “Thập Nhị Nhân Duyên” v.v…Nhưng tương đối ít làm như vậy tức là dễ dàng tuyên dương và dễ nhớ, do từ tình huống đã thuật như trên. Có thể thấy hình thức phật thuyết là dùng kệ tụng làm trung tâm, phụ thêm là có Duyên Khởi.  Và theo sau đó thì phát triễn them “A Tỳ Đạt Ma”.  Sau khi phật nhập diệt cái hình thức đó cũng bị cố định xuống.  Truyền thuyết phật nhập diệt không lâu tại hang Thất Diệp ngoài thành vương xá, có một lần 500 người kiết tập, trong  lần kiết tập này trong các pháp luật có ghi lại.  Tuy nhiên, sự ghi tải lại cũng có xuất nhập (sự ra vào, nghĩa khác biệt).  Bộ phận căn bản tương đồng tham gia trong lần kiết tập.  Có đại đệ tử phật Ca Diếp chủ trì phương thức là hội tụng, tức là chỉ định một người tụng lời phật nói.  Sau khi mọi người thẩm định công nhận là của phật nói, thì đem nó cố định xuống phương thức ấy, về sau những lần kiết tập đều dùng đến nội dung của kiết tập.  Theo truyền thuyết có “Kinh va Luật” thậm chí còn có “A Tỳ Đạt Ma” có “Kinh và Luật” là có thể có.  Có “A Tỳ Đạt Ma” thì trên căn bản không thể tin.  Sau khi phật diệt có phải là kiết tập tức khắc không, cũng rất khó nói.  Theo lý mà nói là nên có một lần cụ thể như thế.  Đặc biệt là về Luật do phật thuyết, rất cần có một sự nhìn nhận nhất trí về các văn điều.  Từ trong các sự truyền thừa có thể thấy ra trong các bộ phái có một điều đồng chung, hoặc là nó được sanh ra, với kỳ kiết tập đầu tiên nhất có phải là “A Hàm” không? Hình như không phải là gì trong A Hàm có đề cập phật thuyết có 9 hình thức.
  1. Kinh (Tán Văn) đơn giản, ngắn.
  2. Ứng Tụng, Trùng Tụng, Trùng Phục tán văn (Lặp lại)
  3. Ký Biệt –Giải thích nhiều lần (lập đi lập lại) đạo lý
  4. Kệ tụng– Loại tụng đơn độ (chỉ là tụng)
  5. Tự thuyết tụng
  6. Như thị Ngữ–Những chuyện đã qua
  7. Bản sanh
  8. Vị Tằng hữu
  9. Phương  Quảng

Sau này căn cứ theo như giác âm tang kinh giải thích cho rằng.  Hiện nay còn tồn tại chín phân giáo là kinh của một phân bộ ( Văn Pali thì trong tiểu bộ Hán dịch thì trong tạp tạng) Cho nên  có nhiều khả năng lần kết tập thứ nhất là kinh điển theo hình thức của cửu phân giác.  Sau này mới lập lại biên tập mới “A Hàm”.

Tiêu chuẩn của biên tập “A Hàm”

  • Là biên tập theo loại dài, ngắn như là loại kinh rất dài, thì biện tích vào “Trường A Hàm” ngắn thì nhập vào “Tương ưng” (đem chuyện tương ưng viết vào chung một loại. Hán văn gọi là “Tập A Hàm”.  Pali gọi là tương ưng bộ).  Biên phúc vừa, không dài, không ngắn thì vào “ Trung A Hàm”.  Ngoài ra còn một loại sắp theo thứ tự số mục, thì cho nhập vào “Tăng Nhất A Hàm”
  • Căn cứ theo ứng dụng để phân loại, hơn phân nữa “Trường A Hàm” là đối ngoại. Như “Sa Môn Qủa Kinh” là sự phản bác trách cứ lục sự ngoại đạo, và kế đến là sự đi sâu vào học tập, thì để vào “Trung A Hàm”.  Chỉ ra đạo lý của sự Chỉ Quán (Thiền Định) thì phiên vào “ Tạp A Hàm” để làm sự quảng bá tuyên truyền, thì phiên vào “ Tăng Nhất A Hàm”.  Sự phiên trích “ A Hàm” là sau phật nhập diệt, hàng trăm năm sau mới hình thành.  Từ hậu thế truyền lại mà thấy, thuyết của “A Hàm” có nhiều không giống nhau.  “Luật” cũng như vậy, thì có thể thấy ra tùy theo quan hệ của (Sư Thừa).  Tùy theo sự truyền của thầy.  Căn cứ vào truyền thuyết “Kinh” là do “A Nan” tụng ra lại.  “Luật” là do “Lưu Bà Ly” tụng ra lại, đương nhiên là có các hệ thống truyền thuyết còn nói đến “Phú Lâu Na” có dị nghị với lần kiết tập.  Có thể thấy ông ta cũng có một hệ thống.  Lần nhì kết tập “A Na Luật” (cũng là một đại đệ tử phật) cũng có một cái hệ thống.  Những sự việc trên đều tạo ảnh hưởng đến sự rạn nứt về sau.

Liên quan đến nội dung của lời phật từ lúc khởi đầu, trong “Thích Ca Truyện Ký” còn có ghi lại một số.  Ông ta từ lúc xuất gia đến đắc đạo, đến tuyên truyền (giáo), đều cùng với lợi ích của tầng lớp ông ta xuất thân (là giai cấp Sát Đế Lợi) không thể tách rời được.  Ông ta phải thay cho Sát Đế Lợi để giải quyết sự hổn loạn, không thể giải quyết được của giới tư tưởng.  Sự lý luận triết học của ông ta đặc biệt là một triết học thực tiển (triết học nhân sinh) áp đảo được triết học Bà La Môn giáo của đương thời.  Và vì như thế đã khiến cho tổ quốc của ông ta là Ca Tỳ La Vệ dành được địa vị, do nguyên nhân đó đã được danh hiệu gọi là Thích Ca Mâu Ni (thánh nhân của dòng họ Thích Ca).  Trên điểm này đối với tiền đồ của tổ quốc của Thích Ca có được một sự giúp ích rất lớn.  Thí dụ, như về gần cuối đời, Thích Ca đặc biệt dung nhiều thời gian tuyên đạo tại Kiều Tác La, từ đó loà hoản sự huy hiếp của Kiều Tác La đối với Da Tỳ La Vệ.  Đối với căn nguyên của xã hội và các loại giai cấp, học thuyết của Thích Ca đã đem lại khuynh hướng phản lại chủ nghĩa duy vật đó là khuynh hướng rất tự nhiên.  Đối với các lục sự đương thời, ông ta đều phản đối nhưng trên tư tưởng của ông ta trên mọi phương diện không đi trên các cực đoan, mà lại nồng hậu ở sắc thái Trung Hòa, đó là điểm ông ta tương đối thành công.  Cho nên nhận được các giới chủng tộc đương thời ủng hộ, thậm chí một số tư tưởng gia của Bà La Môn cũng đi theo ông ta.  Thí dụ:  Ông ta một phương diện không tán thành Bà La Môn.  Duy trì chủng tính trị (dòng họ Trị) (Không phản đối trên căn bản) nhưng trên phương diện khác cũng tương đối ủng hộ Chủng Tính Trị (dòng dỏi Trị), lấy quan điểm ngũ giới làm đạo đức của lúc ấy để nói, thì Bà La Môn và Sina giáo điều phụng hành. Thích Ca cũng phụng hành, và cũng không hoàn toàn đồng ý, bèn đem một giới trong ấy là ly dục giới bỏ đi mà thay vào giới rượu và cũng như Thích Ca chủ trương xuất thế.  Và đối với thế giới ông ta đánh giá là phủ định “Không” và tuyên giản niết bàn.  Ở đây thì tương đối tiêu cực rồi, một mặt khác ông ta giản cho quần chúng “Thí” và “Giới” nhận định rằng chỉ cần làm thiện và bố thí, tức là có thể có được hạnh phúc lớn, và được lên thiên đàng.  Và như thế thì đối với sự khổ hạnh của Bà La Môn, điều kiện tế lễ hà khắc của Bà La Môn thì càng tiện dễ, để làm hơn nhiều.  Cho nên được quần chúng và nhất là giới thương nhân rất hoan nghênh.  Thích Ca đã từng thâm vấn qua các bậc học giả hửu danh lúc đương thời, và đã có theo học qua với họ.  Cho nên học thuyết của ông ta có thể đối với các lý luận thêm phần giám định khác biệt, thủ sả nội dung thì rất liên hệ chặc chẽ, với các học thuyết lúc bây giờ.  Lúc đương thời các học thuyết có hai hệ thống.

Một là tư tưởng Bà La Môn nhận định rằng vũ trụ là do một cái căn bản NHÂN chuyển biến mà lại, tức là nói “Nhân” trung hữu “Qủa” (Trong Nhân có Qủa) dung để chỉ dẫn thực tiển.  Tức lấy Tu Định làm chủ, thông qua tu định để đi đến nhận thức được căn bản Nhân, thì có thể đạt đến cảnh giới giải thoát.

Hai là tư tưởng phi Bà La Môn, nhận định rằng sự vật thành là do từ nhiều nhân tích lủy.  Tức là nói “Nhân Trung Vô Qủa” (Trong nhân không có qủa) học thuyết dùng chỉ đạo thật tiển, hình thành làm hai phái.  Một phái thực hành con đường khổ hạnh, một phái tìm cầu sự khoái lạc.  Thích Ca đối với tư tưởng của 2 hệ phái trên đều không có sự tin tưởng, và lập ra riêng “Duyên Khởi Luận” nhận định rằng các pháp hổ tương nương dựa.  Hổ tương làm điều kiện tức không phải một “nhân” sanh nhiều qủa, và cũng không phải nhiều nhân sanh một qủa, mà là tương trợ làm nhân qủa với cái lý luận này.  Một mặt đã phá đệ nhất “nhân” luận của Bà La Môn, có hàm ý nghiên về khuynh hướng vô thần luận.  Ở mặt khác nữa bản thân cũng không tin tưởng triệt để thuyết “nghiệp lực” hay nhìn nhận tác dụng của “nghiệp” là tương đối trọng yếu.

Phía trên hai cái hệ thống điều vì “Bản Thể Luận” là y cứ học thuyết của Thích Ca không có tiếp xúc đến “Bản Thể Luận” như ông ta đề xuất.  “Thập Tứ Vô Ký” (ký là phân biệt-tức là 14 vấn đề không them phân biệt) tức là vũ trụ là thường dạy vô thường? Vũ trụ vô biên hay hữu biên? Sinh mệnh sau khi chết là còn hay không còn? Sinh mệnh và thân là một hay là khác v…v…  3 vấn đề trước mỗi loại chia làm 4 vấn đề: Như thường, Vô thường, Hữu thường vô thường, Phi hữu thường phi vô thường v…v… Vấn đề sau chia làm 2 vấn đề, tổng cộng 14 vấn đề.  Đối với cộng đồng giới học thuật đương thời đồng thảo luận các vấn đề đó không liên quan thực tế đến nhân sinh, dầu có thảo luận cũng không được đến sự giải quyết.  Cho nên trong nhân qủa luận, ông ta né cái vấn đề, cái gì là cái nhân thứ nhất.

Học thuyết của Thích Ca cũng có cái đặc điểm của nó, đó là Tứ Thủy Chí Chung, lấy cách phân tách , và thái độ đối đải phân biệt.  Trong 2 cái cực đoan thêm sự chọn lựa, nhiên hậu được ra cái nhìn Trung Đạo.  Như thế quan điểm của ông ta đã có tiếp cận (gần như) với Biện Chứng Pháp.   Trung Đạo của ông ta đặc nặng trên phương diện hành động thực tế, như là ông ta đối với lúc bấy giờ có cái quan điểm duy vật lấy khoái lạc làm mục đích cho nhân sinh là không hợp lý.  Và nhận định Ni Kiền Tử chủ trương khổ hạnh cũng là không hợp lý.  Chỉ có Trung Đạo là sự Bất Khổ, Bất Lạc mới là đúng.  Sau lại đem cái tư tưởng ấy phát triển và đi đến phương diện lý luận, không nghiên về một bên.  Không đi về một chiều.  Ông ta tự nói rằng: Ta là người phân biệt luận, không lý luận một hướng được lập ra sớm nhất (Kinh Pháp Cú Ni Phẩm) có nói như thế: Pháp Qui Phân Biệt, Chân Nhân Qui Diệt.  Như thế đã biểu minh nội dung của nguyên thủy phật thuyết là người phân biệt luận.

Học thuyết của Thích Ca có hay không có sư thừa (sư môn)? Có người cho rằng về trước phật còn có phật, cũng như Ca Diếp Phật vậy.  Pháp cú kinh tức là do Ca Diếp phật truyền lại, và còn có người nói không chỉ một phật, mà là bốn phật.  Vua A Dục lấy tứ phật (bốn phật) làm đối tượng sùng bái.

Tiết thứ 3

Các yếu điểm (điểm quan trọng) trong nguyên thủy phật học.

  • Truyền thuyết chuyển pháp luân
  • Tổ chức của tứ đế
  • Thuyết trung tâm khổ đế
  • Nhân khổ của tự nhiên cùng xã hội

Trong Tứ Đế (Quán xuyên) (Sâu dính lại với nhau) với Duyên Khởi Quán.

  • Ý nghĩa thật tiển của nó
  • Từ khu biệt của nhân sinh duyên khởi chỉ sự giải thích luận lý
  • Vĩ ái dục làm căn bản
  • Tiến thêm một bước đến khẳn định nghiệp lực
  • Qui kết đến vô thường và vô ngã
  • Duyên khởi dữ (và) pháp.

Các đệ tử phật cho rằng, sau khi Thích ca thành đạo, lần sơ khởi tuyên truyền học thuyết là lần sơ chuyển pháp luận.  Pháp luận là một tỷ dụ.

Ấn độ có truyền thuyết rằng, ai có khả năng thống trị toàn Ấn độ, thì tự nhiên phải có {Luân Bảo} xuất hiện.  Nó có thể phá vỡ tất cả, sô ngã tất cả.  Vô địch không thể khắc phục.  Người thống trị nào đắc được {Luận Bảo} thì được tuyên xưng là “Chuyển luân thánh vương”.  Trước khi xuất gia, Thích ca có 2 con đường để đi rất tốt.

Thứ nhất là “Chuyển luân vương” (thống trị trên chính trị)

Thứ Nhì là “Pháp luân vương” (thống trị trên tư tưởng) đem thuyết của phật sưng là “chuyển pháp luân” tức là có hàm ý cho ý nghĩa đó.  Đồng thời cũng hiển thị cái ngộ của Thích ca là nguyên lý tối cao.

Thích ca lần đầu chuyển pháp luân, tương truyền là giảng cho năm đệ tử ở tại Ba la nại tư.  Lộc dã uyển từ hiện nay trong sự nghiên cứu “Kinh” “Luật”.  Thích ca không phải là mối đầu đã giảng về “Tứ Đế” mà là đầu tiên giảng về một loạt “Trung Đạo” đó mới là phaù hợp với sự thật.  Bởi vì nguyên đi theo ông ta năm người, rất lấy làm thất vọng khi thấy ông ta từ bỏ khổ hạnh mới rời bỏ ông ta.  Thích ca khi mới bắt đầu tuyên dương lý luận, trước tiên là nên phê bình sự khổ hạnh và các chủ trương của các phái khác và đề ra của mình sự bất khổ, bất lạc của học thuyết Trung Đạo.  Và để chứng minh khổ hạnh không phải là chánh đạo, chỉ có Trung Đạo mới hợp lý.  Do đó giảng về Bát Chánh Đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tin tấn, chánh niệm, và chánh định) thuyết phục năm người, sau đó mới tuyên giảng Tứ Đế.

Điểm quan trọng trong Tứ Đế trên hiện tượng nhân sinh.  Toàn bộ của nhân sinh không ngoài 2 phương diện.  Một là Nhiển, Khổ Tập.  Một là Tinh (Diệt, Đạo), tổ chức của Tứ Đế còn có Khổ Đế làm căn bản.  Tập là Khổ Tập, Diệt là Diệt Khổ.  Đạo là phương pháp Diệt Khổ, lần thứ nhất Thích Ca tuyên dương Tứ Đế đã lập đi lập lại 3 lần.  Gọi là “Tam Chuyển Pháp Luân”.  Sơ (lần đầu) chuyển là khẳn định Tứ Đế (nhơn sinh là khổ, lảo tử là khổ).  Lần thứ 2 chuyển pháp luân là chỉ ra ý nghĩa thực tiển của Tứ Đế.  Trong nhân sinh thực tiển (trong cuộc sống thật sự).  Khổ Ứng Tự (khổ nên biết).  Tập Ứng Đoạn (tập nên cắt đứt).  Diệt Ứng Chứng (Diệt Dã Chứng Ngộ).  Đạo Ứng Tu.  Trong lần thứ 3 chuyển pháp luân, mỗi một lần  đối với mỗi một đế, đều có 4 loại nhận thức khác nhau, gọi là tứ hình tướng.  Nhản, Trí, Minh, Giác như vậy 4 đế bèn có 12 hình tướng.  Sở dĩ vẫn gọi là Tứ Đế 12 hình tướng, với cách nói pháp như vậy thì đã ổn định cái có sở của Nguyên Thủy Phật học rồi.  Trong tài liệu của “Kinh” và “Luật” đã ghi lại. Sau khi phật nhập diệt 200 năm, vua đã lưu lại “pháp”, trong pháp cũng yêu cầu phật tử thường niệm Đệ Nhất Kinh (Kinh thứ nhất) trong bảy kinh “Tỳ Lại Da Tối Thắng Kinh” căn cứ theo khảo chứng (tức là chỉ ở đoạn của lần thứ ba chuyển pháp luân).  Sau này phật học phát triển đến giai đoạn Đài Thừa, Như sớm nhất là “Duy Ma Kinh”, Pháp Hoa Kinh v…v… mới bắt đầu cũng giảng Tứ Đế.  Tức là thời kỳ sau của kinh điển Đại Thừa, như “G2ng iải Thâm Mật Kinh” Giải Thâm Mật Kinh, chia phật thuyết làm 3 giai đoạn (Tam Thời).  Thời thứ nhất thừa nhận là giảng tứ đế, có thể thấy 4 đế là trung tâm tư tưởng của nguyên thủy phật học, đã được tất cả đều công nhận.  Trong Tứ Đế cái khổ đế, sau này nói thành Bát Khởi: Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Oán Tằng Hội, Ái BiệtL, Cầu Bất Đắc, Ngũ Khởi Uẩn.  Trước 4 loại là (Sanh, Lão, Bệnh Tử) qui luật của tự nhiên, không thể né tránh khỏi.  Nhưng con người luôn có cái ý muốn luôn phản lại cái qui luật này.  Muốn không già, trường sanh v…v… Cho nên sanh ra đau khổ, 3 cái sau là quan hệ xã hội và người với người.  Là do những cái bất hộp lý của chế độ xã hội tạo thành.  Trong cái xã hội giai cấp người đối địch thì rất nhiều, và thường thường tụ lại một chỗ.  Những người thương yêu nhau thì luôn luôn bị chia cắt không được đoàn tụ sự nhu cầu sinh hoạt vật chất thường thường không đầy đủ.  Những cái đó điều đau khổ (từ chổ này học thuyết của Thích Ca đã phản ảnh lên xã hội đương thời một số hiện tượng trên bề mặt, nhưng khi đi sâu thêm một bước, tổng nguyên nhân của cái khổ là cái gì? Thích Ca nhận rằng là do “ cầu bất đắc” tại sao cầu không được là cái tổng nguyên nhân của khổ? Thì Thích Ca cũng cho là do nơi Ngũ Thủ Uẩn Ông ta phân tách con người cấu thành chia ra không ngoài năm loại.  Sắc, Vật chất, Thọ, Cảm tình, và Cảm giác. (Còn gọi là tình), Tưởng, hoạt động lý tính, hoạt động của khái niệm (gọi là trí).  Hành hoạt động của ý chí (gọi là ý).  Thức (thống nhất các loại trên).  Nội dung của các loại rất ư là phức tạp, tích hợp lại thành một loại.  Cho nên gọi là uẩn ngũ uẩn và thủ (chỉ một loại dục vọng, cố chấp) liên hợp lại thì sanh ra đũ loại tham dục.  Cho nên cũng có tên là Ngũ Thủ Uẩn.  Theo cái nhìn của Thích Ca, con người khi đã có Ngũ Uẩn tức phải sanh khổ.  Cho nên Ngũ uẩn là khổ, cái loại khổ này căn cứ gốc rễ của nó là do tham dục của Tập Đề mà sinh ra, tiêu diệt tham dục tức là tiêu diệt khổ, đó là diệt đế, khiến người ta được giải thoát.

Trong học thuyết Tứ Đế của Thích Ca, đã quán xuyên, xuyên thấu nó cái không triệt để cái Duyên Khởi luận vũ, trụ quán.  Đường thời lúc Thích Ca học thuyết hướng dẫn nhân sinh qui túc có 2 loại.  một là BàlaMôn cho rằng người đến từ do phạm thiên là  thần, ngã chuyển hoá gọi là “chuyển biến thuyết.  Một là lục sư cho rằng con người la do rất nhiều nguyên tố tấu hộp lại ( như chữ trương của phái Thuận Thế) gọi là Thuyết Tích Tụ.  Thích Ca phản đối cả 2 phái trên, và chủ trương  Thuyết Duyên Khởi.  Cho rằng hiện tượng thế giới điều do sự  liên hệ tương hộ của nhân qủa, tương hộ dựa nhau mà tồn tại, họ làm cái điều kiện.  Trong phật điển thường dùng Thúc Lư cột một bó cỏ lại với nhau, để tỷ dụ cho loại thứ quan hệ này, nếu dung loại quan điểm này giải thích hiện tượng vũ trụ, nói rõ quy luật vũ trụ là Duyên khởi, đó đã cụ thể có nhân tốn của Biện chứng pháp.  Nhưng mà lý luận của Thích Ca không phải đến từ quan sát vủ trụ mà là từ qúa trình nhân sinh mà phát hiện loại hiện tượng này.  Bởi vì thế đi luận chứng vấn đề quan kiện nhân sinh, ông ta đem nhân sinh chia cắt ra làm rất nhiều bộ phận.  Trong kinh ghi lại có ngũ phân (năm phân), cửu phân (chín phân), thập phân(mười phân), Thập Nhị phân (12 phân) giảng tương đối nhiều là 12 phần của Bắc phương, gọi là thập nhị nhân duyên.

Sau này đại thừa đem nó cố định xuống lại tức là: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhơn, Súc, Thọ, Ái, Thủ, Hửu, Sanh, Lão, Tử. Với loại kết cấu này có thể lấy vô minh Duyên Hành để liệt ra.  Vô Minh là tai Duyên Khởi hành do đó có được một cái công thức.  Thử hữu cố bĩ hữu.  Thử sanh cố bỉ sanh (có cái này cho nên có cái kia, có cái này sanh ra cho nên có cái kia sanh ra). Mà theo thứ tự y như vậy cấu thành sự liên hệ nhân quả hậu thế đem “Thập nhị Nhân Duyên” cùng luận hồi liên hệ nhau mà giảng.  Cũng có thuyết của tiểu thừa là “Tam Thế Hưởng Trùng” ( 3 kiếp 2 lần trùng nhau) Kiếp qúa khứ “Nhân” hiện tại thế “Qủa” “Nhân” vị lai thế. Qủa đại thừa thì lưởng thế nhất trùng (2 kiếp 1 trùng, kiếp qúa khứ, nhân hiện tại thế. Qủa hay là kiếp hiện tại.  Nhân Kiếp vị lai, Qủa.

Cách nói như thế cũng có một phương diện hợp lý giữa các hiện tượng, thì có liên hệ nhân qủa của chúng.  Tỷ như-Già chết là kết qủa.  Nguyên nhân căn bản tức là hữu sanh, theo sự ghi lại trong kinh điển mà thấy.  Thích Ca quán sát nhân sinh chính từ  “lão” “tử” bắt đầu và suy diễn “12 Nhân Duyên” trong từ  “tứ đế” thì “Tập Đế” lấy tham dục làm chủ, 12 chi cũng vì ái dục làm căn bản.  Muốn giải thoát thì sự khởi đầu là phải bắt tay từ trừ Ái Dục.  Thích Ca cho rằng ái dục là không thể nào biết đủ, và con người thì muốn đi tìm cầu vô hạn.  Như thế tất nhiên sanh ra khổ.  Kỳ thật, ông ta chỉ thấy đến một loại biểu tượng trên bề mặt.  Không thấy đến cái bản chất giai cấp xã hội, tại trong xã hội giai cấp quảng đại nhân dân đã lao khổ đến từ sự thấp kém nhất của nhu cầu sống họ cũng không có được.  Sự yêu cầu của họ là chính đáng , không thể qui kết lại là không nên có sự Ái Dục.  Ngoài ra, những kẽ chủ nô lệ sự tham lam không chán, đối với sự hình thành luận điểm Ái Dục là căn bản của thống khổ.  Không phải là không có liên hệ, nhưng ông ta đã đem những kẽ chủ của nô lệ cùng với những hành vi tham đắm, bốc lột, đàn áp và với sự nhu cầu sống chính đáng của quảng đại quần chúng, lao khổ mà trộn lẩn vào nhau để nói trên cái nhìn tổng quát mà thành Ái Dục.  Cho nên đối với vấn đề đó thì không có một giải đáp chính đáng và thiết thực, ông ta không thể nào không cầu cứu vào thuyết nghiệp lực, coi sự thống khổ thành ra là do mọi người về trước đã tạo, đã làm ra mà lưu lại cái kết qủa tất nhiên thì không thể sửa đổi sự thật, và cũng có thể nói đó là sự khẳn định sự thống khổ ở hiện tại là có tính hợp lý.

Thích Ca cho rằng hành vi của con người và nghiệp lực có quan hệ.  Hành là sự chi phối mọi người có mục đích hành động ở ý chí, bản chất cũng là nghiệp lực.  Nghiệp có 3 loại: Thân, Khẩu , Ý.  Nếu truy vấn thêm một tầng nữa.  Nghiệp là do cái gì quyết định? Sự trả lời của ông ta là do Vô Minh (vô tri).  Chúng sanh đối với gì vô tri?  Thích Ca nhận rằng nhân sanh là vô thường, chung quy phải tiêu diệt (mất), chúng sanh thiết cầu nó là thường đó là Vô Minh (vô tri).  Nhân sanh cũng là vô ngã.  Vì nó không thể tự sinh, bởi thế không có tự thể.  Như một căn nhà là do gạch ngói, cây đá hộp lại, người cũng là do ngũ uẩn kết hộp thành.  Chúng sanh thiết cầu hữu ngã, đó tức là “Vô Minh”.  Chúng sinh do nơi cái loại vô tri đó mà sanh ra hành vi, tức là căn nguyên của khổ.

Thích Ca luận chứng nhân sinh “Vô Thường” “Vô Ngã” cho nên đề ra 3 cái mệnh đề.  Chư Hành (hành chỉ hữu vi pháp).  Vô thường chư pháp vô ngã {Nhất thiết giai khổ} 3 cái đó hộp lại là Tam Tướng.  (Tướng chỉ đặc trưng , tức đặc trưng của học thuyết Thích Ca) cũng còn gọi là “Tam Pháp Ấn” (Pháp Ấn tức là tiêu chí chỉ cho thấy Thích Ca và các phái khác có sự khác biệt của tiêu chí).  Về sau ngoài “Tam Tướng” cộng thêm “Niết Bàn” tịch tinh gọi là “Tứ Pháp Ấn”. Sau này mọi người nhận rằng “Vô thường” “Vô Ngã” đều đã bao quát cả khổ trong ấy, lại đem khổ bỏ đi, lại là trở lại Tam Pháp Ấn.  Tam Pháp Ấn là do Duyên Khởi.  Khởi chi ở nơi cơ sở mà phát triển chữ Duyên Khởi bao quát 2 phương diện, lại dữ khứ (đến và đi), lại là chỉ cho khổ của sanh, khứ là chỉ cho hoàn diệt trả lại tiêu diệt, su hướng niết bàn.  Thích Ca thường nói biết được thuyết duyên khởi, cũng đã là biết được pháp rồi.  Thì có thể thấy được là Thuyết Duyên Khởi là nguyên lý tối cao trong học thuyết của ông ta.

Đương nhiên, Thích Ca đối với những học thuyết ấy còn có những vấn đề còn chưa đưa giải thuyết hoàn toàn.  Thí dụ như: Lý luận Duyên Khởi của ông ta đặc nặng thuyết minh hiện tượng nhân sinh.  Nhưng nó cũng thích dụng trong một số ở hiện tượng trên, nhưng mà khi đem nguyên lý phổ biến hoá thì sẽ cải biến cái nó nguyên có kết cấu và trong đó lý tưởng niết bàn rồi.  Và như ông ta một mặt phủ nhận sự tồn tại của tự ngã.  Đồng thời cũng khẳn định tác dụng của nghiệp lực (khẳn định nghiệp lực là ông ta không có cách nào giải quyết cái hiện tượng là cái gì có thể quyết định cho một vấn đề như thế).

Thuyết nghiệp lực của Bà La Môn là đồng kết hợp với luân hồi.  Thích Ca đã phủ nhận rồi, cái chủ thể luân hồi, thế thì luân hồi còn có ý nghĩa gì nữa?  Đây là cái mâu thuẩn tại trong học thuyết của Thích Ca.  Nhân thế những người kế thừa của ông ta sau này tự ai nấy hướng về nơi bất đồng của phương hướng mà phát triển.  Thích Ca một đời mềm yếu (nhuyển nhược).  Thuyết nghiệp lực của ông ta là một biểu hiện cụ thể.  Hơn một nữa thời gian trong cuộc đời của ông ta là ở tại Kiều Tát La, đã hai lần ngăn cản tỳ lưu ly vương, tấn công dòng họ Thích Ca, rốt cuộc cũng không thể cứu vãng, vận mệnh bị diệt của dòng họ Thích Ca.  Ngoài ra, ông ta đối với Bà La Môn, đối với chế độ Chủng Tính (dòng họ) chỉ biểu thị sự phản đối tiêu cực, không dám tiến hành sự phản khan tích cực v…v…thì đều thấy được cái tính cách đó ở ông ta.

Ngày 23 tháng 6 năm 2024

(Còn tiếp)

Chia Sẻ bài Viết