ẤN ĐỘ PHẬT HỌC NGUYÊN LƯU LƯỢC LUẬN!

Tiết Thứ Nhì

Hình thức tổ chức học thuyết khi Thích Ca còn tại thế.  Một số tàu dư của Da Đà trong Tạp Tạng, sự phát triển trong sự giải thích nguyên thủy A Tỳ Đạt Ma.

Truyền thuyết phật diệt và lần kiết tập thứ nhất.

Truyền thừa kinh luật.

Căn nguyên xã hội và nội dung của học thuyết.

Khuynh hướng phản tư tưởng duy vật.

Thủ Sả các học thuyết đương thời.

Phân biệt luận và Trung Đạo.

Kết cấu của nguyên thủy phật học, có 2 phương diện hình thức và nội dung.

Một số tín đồ hậu thế tin tưởng rằng bảo tồn lại “ Kinh” “Luật” đã có trong thời đại Thích Ca.  Như thếthì hình thức của nó như thế nào? Thích Ca tuyên dương thuyết của ông, trước sau 45 năm.  Khu vực truyền bá cũng tương đối rộng, ông cũng cho phép đệ tử ông dùng tiếng địa phương để truyền tập.  Lúc tuyên dương cần phải có một hình thức biểu thuật nhất định, theo tập tục của lúc ấy là khẩu truyền bằng vào ký ức mà thụ thọ cho nhau.  Dùng hình thức của kệ và tống, ngắn gọn có dần, tiện cho khẩu tụng và dễ nhớ lâu.  Trong các phái “Luật” đệ tử phật còn bảo tồn tư hiệu tụng kinh (Tham Chiếu Phật Kinh Nguyên Thủy Tụng Đọc Pháp).  Các kinh này thí dụ Nghiã Túc Kinh bản Hán dịch có “Đơn Hành Bản” văn Pali thâu lại trong “Kinh Tập” Ba La Diên Kinh bản Hán dịch “Đại Trí Độ Luận” Du Già Sư Địa Luận”.  Trong các kinh ấy đều dung đến (chữ Pali thâu lại trong kinh tập).  Kinh Pháp Cú (Hán và Pali đều có các bản riêng v.v.) tựu trung đều là hình thức Kệ và Tống.  Các Kệ và Tống ấy có thứ không vấn mà tự nói, có thứ vấn đáp với nhau.  Ngoài ra tại thời gian nào, tại địa điểm nào, nói với những đối tượng nào v.v. đều có ký thuật, gọi là “Duyên Khởi” và cùng Kệ, Tống truyền xuống lại.  Có thể thiết tưởng, để Kệ và Tống làm trung tâm, nghĩa lý của nó nhất định phải qua giải thích mà tiếp tục phát triển.  Những loại giải thích đó gọi là “A Tỳ Đạt Ma” ý là đối pháp.  Kinh Phật là qui phạm tính pháp, giải thích pháp thì gọi là đối pháp, đối với hình thức pháp có các loại dưới đây.

  • Lưu Bà Đế Sá nghĩa luận nó đơn thuần giải thích những gì phật nói. Từ đơn giản đến tường tận từng bước thâm nhập. Chính phật cũng từng làm các loại giải thích như trong trường A Hàm “Kinh Đại Duyên” phương tiện là Thích Ca giải thích đối với lý luận Duyên Khởi.
  • Ma Đát Lý Dà Bản Mẫu. Đây là phương thức đề thị yếu điểm và giải thích cho toàn văn gọi là Bản Mẫu, ý lấy do những quan trọng yếu điểm đơn giản mà có thể phát sinh ra nhiều đạo lý, như mẹ sinh con vậy.  Loại này có chính phật và cũng có đệ tử.
  • Chiết Trạch, tức là trong các loại thuyết pháp lựa ra một loại, đây là chủ yếu của phương thức dung để đối với danh tướng. Bởi vì ý nghĩa của danh và tướng có nhiều thứ tương tự, để giải quyết hàm ý của nó.  Nên phân chia ra những môn loại và cộng thêm phần khu vực.  Một số theo thứ tự số chữ, mà sắp đặt từ một pháp đến 10 pháp, sở dĩ gọi là Thập Thượng Pháp hoặc Tăng Nhất Pháp.  Thập pháp trở lên cũng có như là “Thập Nhị Nhân Duyên” v.v…Nhưng tương đối ít làm như vậy tức là dễ dàng tuyên dương và dễ nhớ, do từ tình huống đã thuật như trên. Có thể thấy hình thức phật thuyết là dùng kệ tụng làm trung tâm, phụ thêm là có Duyên Khởi.  Và theo sau đó thì phát triễn them “A Tỳ Đạt Ma”.  Sau khi phật nhập diệt cái hình thức đó cũng bị cố định xuống.  Truyền thuyết phật nhập diệt không lâu tại hang Thất Diệp ngoài thành vương xá, có một lần 500 người kiết tập, trong  lần kiết tập này trong các pháp luật có ghi lại.  Tuy nhiên, sự ghi tải lại cũng có xuất nhập (sự ra vào, nghĩa khác biệt).  Bộ phận căn bản tương đồng tham gia trong lần kiết tập.  Có đại đệ tử phật Ca Diếp chủ trì phương thức là hội tụng, tức là chỉ định một người tụng lời phật nói.  Sau khi mọi người thẩm định công nhận là của phật nói, thì đem nó cố định xuống phương thức ấy, về sau những lần kiết tập đều dùng đến nội dung của kiết tập.  Theo truyền thuyết có “Kinh va Luật” thậm chí còn có “A Tỳ Đạt Ma” có “Kinh và Luật” là có thể có.  Có “A Tỳ Đạt Ma” thì trên căn bản không thể tin.  Sau khi phật diệt có phải là kiết tập tức khắc không, cũng rất khó nói.  Theo lý mà nói là nên có một lần cụ thể như thế.  Đặc biệt là về Luật do phật thuyết, rất cần có một sự nhìn nhận nhất trí về các văn điều.  Từ trong các sự truyền thừa có thể thấy ra trong các bộ phái có một điều đồng chung, hoặc là nó được sanh ra, với kỳ kiết tập đầu tiên nhất có phải là “A Hàm” không? Hình như không phải là gì trong A Hàm có đề cập phật thuyết có 9 hình thức.
  1. Kinh (Tán Văn) đơn giản, ngắn.
  2. Ứng Tụng, Trùng Tụng, Trùng Phục tán văn (Lặp lại)
  3. Ký Biệt –Giải thích nhiều lần (lập đi lập lại) đạo lý
  4. Kệ tụng– Loại tụng đơn độ (chỉ là tụng)
  5. Tự thuyết tụng
  6. Như thị Ngữ–Những chuyện đã qua
  7. Bản sanh
  8. Vị Tằng hữu
  9. Phương  Quảng

Sau này căn cứ theo như giác âm tang kinh giải thích cho rằng.  Hiện nay còn tồn tại chín phân giáo là kinh của một phân bộ ( Văn Pali thì trong tiểu bộ Hán dịch thì trong tạp tạng) Cho nên  có nhiều khả năng lần kết tập thứ nhất là kinh điển theo hình thức của cửu phân giác.  Sau này mới lập lại biên tập mới “A Hàm”.

Tiêu chuẩn của biên tập “A Hàm”

  • Là biên tập theo loại dài, ngắn như là loại kinh rất dài, thì biện tích vào “Trường A Hàm” ngắn thì nhập vào “Tương ưng” (đem chuyện tương ưng viết vào chung một loại. Hán văn gọi là “Tập A Hàm”.  Pali gọi là tương ưng bộ).  Biên phúc vừa, không dài, không ngắn thì vào “ Trung A Hàm”.  Ngoài ra còn một loại sắp theo thứ tự số mục, thì cho nhập vào “Tăng Nhất A Hàm”
  • Căn cứ theo ứng dụng để phân loại, hơn phân nữa “Trường A Hàm” là đối ngoại. Như “Sa Môn Qủa Kinh” là sự phản bác trách cứ lục sự ngoại đạo, và kế đến là sự đi sâu vào học tập, thì để vào “Trung A Hàm”.  Chỉ ra đạo lý của sự Chỉ Quán (Thiền Định) thì phiên vào “ Tạp A Hàm” để làm sự quảng bá tuyên truyền, thì phiên vào “ Tăng Nhất A Hàm”.  Sự phiên trích “ A Hàm” là sau phật nhập diệt, hàng trăm năm sau mới hình thành.  Từ hậu thế truyền lại mà thấy, thuyết của “A Hàm” có nhiều không giống nhau.  “Luật” cũng như vậy, thì có thể thấy ra tùy theo quan hệ của (Sư Thừa).  Tùy theo sự truyền của thầy.  Căn cứ vào truyền thuyết “Kinh” là do “A Nan” tụng ra lại.  “Luật” là do “Lưu Bà Ly” tụng ra lại, đương nhiên là có các hệ thống truyền thuyết còn nói đến “Phú Lâu Na” có dị nghị với lần kiết tập.  Có thể thấy ông ta cũng có một hệ thống.  Lần nhì kết tập “A Na Luật” (cũng là một đại đệ tử phật) cũng có một cái hệ thống.  Những sự việc trên đều tạo ảnh hưởng đến sự rạn nứt về sau.

Liên quan đến nội dung của lời phật từ lúc khởi đầu, trong “Thích Ca Truyện Ký” còn có ghi lại một số.  Ông ta từ lúc xuất gia đến đắc đạo, đến tuyên truyền (giáo), đều cùng với lợi ích của tầng lớp ông ta xuất thân (là giai cấp Sát Đế Lợi) không thể tách rời được.  Ông ta phải thay cho Sát Đế Lợi để giải quyết sự hổn loạn, không thể giải quyết được của giới tư tưởng.  Sự lý luận triết học của ông ta đặc biệt là một triết học thực tiển (triết học nhân sinh) áp đảo được triết học Bà La Môn giáo của đương thời.  Và vì như thế đã khiến cho tổ quốc của ông ta là Ca Tỳ La Vệ dành được địa vị, do nguyên nhân đó đã được danh hiệu gọi là Thích Ca Mâu Ni (thánh nhân của dòng họ Thích Ca).  Trên điểm này đối với tiền đồ của tổ quốc của Thích Ca có được một sự giúp ích rất lớn.  Thí dụ, như về gần cuối đời, Thích Ca đặc biệt dung nhiều thời gian tuyên đạo tại Kiều Tác La, từ đó loà hoản sự huy hiếp của Kiều Tác La đối với Da Tỳ La Vệ.  Đối với căn nguyên của xã hội và các loại giai cấp, học thuyết của Thích Ca đã đem lại khuynh hướng phản lại chủ nghĩa duy vật đó là khuynh hướng rất tự nhiên.  Đối với các lục sự đương thời, ông ta đều phản đối nhưng trên tư tưởng của ông ta trên mọi phương diện không đi trên các cực đoan, mà lại nồng hậu ở sắc thái Trung Hòa, đó là điểm ông ta tương đối thành công.  Cho nên nhận được các giới chủng tộc đương thời ủng hộ, thậm chí một số tư tưởng gia của Bà La Môn cũng đi theo ông ta.  Thí dụ:  Ông ta một phương diện không tán thành Bà La Môn.  Duy trì chủng tính trị (dòng họ Trị) (Không phản đối trên căn bản) nhưng trên phương diện khác cũng tương đối ủng hộ Chủng Tính Trị (dòng dỏi Trị), lấy quan điểm ngũ giới làm đạo đức của lúc ấy để nói, thì Bà La Môn và Sina giáo điều phụng hành. Thích Ca cũng phụng hành, và cũng không hoàn toàn đồng ý, bèn đem một giới trong ấy là ly dục giới bỏ đi mà thay vào giới rượu và cũng như Thích Ca chủ trương xuất thế.  Và đối với thế giới ông ta đánh giá là phủ định “Không” và tuyên giản niết bàn.  Ở đây thì tương đối tiêu cực rồi, một mặt khác ông ta giản cho quần chúng “Thí” và “Giới” nhận định rằng chỉ cần làm thiện và bố thí, tức là có thể có được hạnh phúc lớn, và được lên thiên đàng.  Và như thế thì đối với sự khổ hạnh của Bà La Môn, điều kiện tế lễ hà khắc của Bà La Môn thì càng tiện dễ, để làm hơn nhiều.  Cho nên được quần chúng và nhất là giới thương nhân rất hoan nghênh.  Thích Ca đã từng thâm vấn qua các bậc học giả hửu danh lúc đương thời, và đã có theo học qua với họ.  Cho nên học thuyết của ông ta có thể đối với các lý luận thêm phần giám định khác biệt, thủ sả nội dung thì rất liên hệ chặc chẽ, với các học thuyết lúc bây giờ.  Lúc đương thời các học thuyết có hai hệ thống.

Một là tư tưởng Bà La Môn nhận định rằng vũ trụ là do một cái căn bản NHÂN chuyển biến mà lại, tức là nói “Nhân” trung hữu “Qủa” (Trong Nhân có Qủa) dung để chỉ dẫn thực tiển.  Tức lấy Tu Định làm chủ, thông qua tu định để đi đến nhận thức được căn bản Nhân, thì có thể đạt đến cảnh giới giải thoát.

Hai là tư tưởng phi Bà La Môn, nhận định rằng sự vật thành là do từ nhiều nhân tích lủy.  Tức là nói “Nhân Trung Vô Qủa” (Trong nhân không có qủa) học thuyết dùng chỉ đạo thật tiển, hình thành làm hai phái.  Một phái thực hành con đường khổ hạnh, một phái tìm cầu sự khoái lạc.  Thích Ca đối với tư tưởng của 2 hệ phái trên đều không có sự tin tưởng, và lập ra riêng “Duyên Khởi Luận” nhận định rằng các pháp hổ tương nương dựa.  Hổ tương làm điều kiện tức không phải một “nhân” sanh nhiều qủa, và cũng không phải nhiều nhân sanh một qủa, mà là tương trợ làm nhân qủa với cái lý luận này.  Một mặt đã phá đệ nhất “nhân” luận của Bà La Môn, có hàm ý nghiên về khuynh hướng vô thần luận.  Ở mặt khác nữa bản thân cũng không tin tưởng triệt để thuyết “nghiệp lực” hay nhìn nhận tác dụng của “nghiệp” là tương đối trọng yếu.

Phía trên hai cái hệ thống điều vì “Bản Thể Luận” là y cứ học thuyết của Thích Ca không có tiếp xúc đến “Bản Thể Luận” như ông ta đề xuất.  “Thập Tứ Vô Ký” (ký là phân biệt-tức là 14 vấn đề không them phân biệt) tức là vũ trụ là thường dạy vô thường? Vũ trụ vô biên hay hữu biên? Sinh mệnh sau khi chết là còn hay không còn? Sinh mệnh và thân là một hay là khác v…v…  3 vấn đề trước mỗi loại chia làm 4 vấn đề: Như thường, Vô thường, Hữu thường vô thường, Phi hữu thường phi vô thường v…v… Vấn đề sau chia làm 2 vấn đề, tổng cộng 14 vấn đề.  Đối với cộng đồng giới học thuật đương thời đồng thảo luận các vấn đề đó không liên quan thực tế đến nhân sinh, dầu có thảo luận cũng không được đến sự giải quyết.  Cho nên trong nhân qủa luận, ông ta né cái vấn đề, cái gì là cái nhân thứ nhất.

Học thuyết của Thích Ca cũng có cái đặc điểm của nó, đó là Tứ Thủy Chí Chung, lấy cách phân tách , và thái độ đối đải phân biệt.  Trong 2 cái cực đoan thêm sự chọn lựa, nhiên hậu được ra cái nhìn Trung Đạo.  Như thế quan điểm của ông ta đã có tiếp cận (gần như) với Biện Chứng Pháp.   Trung Đạo của ông ta đặc nặng trên phương diện hành động thực tế, như là ông ta đối với lúc bấy giờ có cái quan điểm duy vật lấy khoái lạc làm mục đích cho nhân sinh là không hợp lý.  Và nhận định Ni Kiền Tử chủ trương khổ hạnh cũng là không hợp lý.  Chỉ có Trung Đạo là sự Bất Khổ, Bất Lạc mới là đúng.  Sau lại đem cái tư tưởng ấy phát triển và đi đến phương diện lý luận, không nghiên về một bên.  Không đi về một chiều.  Ông ta tự nói rằng: Ta là người phân biệt luận, không lý luận một hướng được lập ra sớm nhất (Kinh Pháp Cú Ni Phẩm) có nói như thế: Pháp Qui Phân Biệt, Chân Nhân Qui Diệt.  Như thế đã biểu minh nội dung của nguyên thủy phật thuyết là người phân biệt luận.

Học thuyết của Thích Ca có hay không có sư thừa (sư môn)? Có người cho rằng về trước phật còn có phật, cũng như Ca Diếp Phật vậy.  Pháp cú kinh tức là do Ca Diếp phật truyền lại, và còn có người nói không chỉ một phật, mà là bốn phật.  Vua A Dục lấy tứ phật (bốn phật) làm đối tượng sùng bái.

Chia Sẻ bài Viết