Tiết thứ 3
Các yếu điểm (điểm quan trọng) trong nguyên thủy phật học.
- Truyền thuyết chuyển pháp luân
- Tổ chức của tứ đế
- Thuyết trung tâm khổ đế
- Nhân khổ của tự nhiên cùng xã hội
Trong Tứ Đế (Quán xuyên) (Sâu dính lại với nhau) với Duyên Khởi Quán.
- Ý nghĩa thật tiển của nó
- Từ khu biệt của nhân sinh duyên khởi chỉ sự giải thích luận lý
- Vĩ ái dục làm căn bản
- Tiến thêm một bước đến khẳn định nghiệp lực
- Qui kết đến vô thường và vô ngã
- Duyên khởi dữ (và) pháp.
Các đệ tử phật cho rằng, sau khi Thích ca thành đạo, lần sơ khởi tuyên truyền học thuyết là lần sơ chuyển pháp luận. Pháp luận là một tỷ dụ.
Ấn độ có truyền thuyết rằng, ai có khả năng thống trị toàn Ấn độ, thì tự nhiên phải có {Luân Bảo} xuất hiện. Nó có thể phá vỡ tất cả, sô ngã tất cả. Vô địch không thể khắc phục. Người thống trị nào đắc được {Luận Bảo} thì được tuyên xưng là “Chuyển luân thánh vương”. Trước khi xuất gia, Thích ca có 2 con đường để đi rất tốt.
Thứ nhất là “Chuyển luân vương” (thống trị trên chính trị)
Thứ Nhì là “Pháp luân vương” (thống trị trên tư tưởng) đem thuyết của phật sưng là “chuyển pháp luân” tức là có hàm ý cho ý nghĩa đó. Đồng thời cũng hiển thị cái ngộ của Thích ca là nguyên lý tối cao.
Thích ca lần đầu chuyển pháp luân, tương truyền là giảng cho năm đệ tử ở tại Ba la nại tư. Lộc dã uyển từ hiện nay trong sự nghiên cứu “Kinh” “Luật”. Thích ca không phải là mối đầu đã giảng về “Tứ Đế” mà là đầu tiên giảng về một loạt “Trung Đạo” đó mới là phaù hợp với sự thật. Bởi vì nguyên đi theo ông ta năm người, rất lấy làm thất vọng khi thấy ông ta từ bỏ khổ hạnh mới rời bỏ ông ta. Thích ca khi mới bắt đầu tuyên dương lý luận, trước tiên là nên phê bình sự khổ hạnh và các chủ trương của các phái khác và đề ra của mình sự bất khổ, bất lạc của học thuyết Trung Đạo. Và để chứng minh khổ hạnh không phải là chánh đạo, chỉ có Trung Đạo mới hợp lý. Do đó giảng về Bát Chánh Đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tin tấn, chánh niệm, và chánh định) thuyết phục năm người, sau đó mới tuyên giảng Tứ Đế.
Điểm quan trọng trong Tứ Đế trên hiện tượng nhân sinh. Toàn bộ của nhân sinh không ngoài 2 phương diện. Một là Nhiển, Khổ Tập. Một là Tinh (Diệt, Đạo), tổ chức của Tứ Đế còn có Khổ Đế làm căn bản. Tập là Khổ Tập, Diệt là Diệt Khổ. Đạo là phương pháp Diệt Khổ, lần thứ nhất Thích Ca tuyên dương Tứ Đế đã lập đi lập lại 3 lần. Gọi là “Tam Chuyển Pháp Luân”. Sơ (lần đầu) chuyển là khẳn định Tứ Đế (nhơn sinh là khổ, lảo tử là khổ). Lần thứ 2 chuyển pháp luân là chỉ ra ý nghĩa thực tiển của Tứ Đế. Trong nhân sinh thực tiển (trong cuộc sống thật sự). Khổ Ứng Tự (khổ nên biết). Tập Ứng Đoạn (tập nên cắt đứt). Diệt Ứng Chứng (Diệt Dã Chứng Ngộ). Đạo Ứng Tu. Trong lần thứ 3 chuyển pháp luân, mỗi một lần đối với mỗi một đế, đều có 4 loại nhận thức khác nhau, gọi là tứ hình tướng. Nhản, Trí, Minh, Giác như vậy 4 đế bèn có 12 hình tướng. Sở dĩ vẫn gọi là Tứ Đế 12 hình tướng, với cách nói pháp như vậy thì đã ổn định cái có sở của Nguyên Thủy Phật học rồi. Trong tài liệu của “Kinh” và “Luật” đã ghi lại. Sau khi phật nhập diệt 200 năm, vua đã lưu lại “pháp”, trong pháp cũng yêu cầu phật tử thường niệm Đệ Nhất Kinh (Kinh thứ nhất) trong bảy kinh “Tỳ Lại Da Tối Thắng Kinh” căn cứ theo khảo chứng (tức là chỉ ở đoạn của lần thứ ba chuyển pháp luân). Sau này phật học phát triển đến giai đoạn Đài Thừa, Như sớm nhất là “Duy Ma Kinh”, Pháp Hoa Kinh v…v… mới bắt đầu cũng giảng Tứ Đế. Tức là thời kỳ sau của kinh điển Đại Thừa, như “G2ng iải Thâm Mật Kinh” Giải Thâm Mật Kinh, chia phật thuyết làm 3 giai đoạn (Tam Thời). Thời thứ nhất thừa nhận là giảng tứ đế, có thể thấy 4 đế là trung tâm tư tưởng của nguyên thủy phật học, đã được tất cả đều công nhận. Trong Tứ Đế cái khổ đế, sau này nói thành Bát Khởi: Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Oán Tằng Hội, Ái BiệtL, Cầu Bất Đắc, Ngũ Khởi Uẩn. Trước 4 loại là (Sanh, Lão, Bệnh Tử) qui luật của tự nhiên, không thể né tránh khỏi. Nhưng con người luôn có cái ý muốn luôn phản lại cái qui luật này. Muốn không già, trường sanh v…v… Cho nên sanh ra đau khổ, 3 cái sau là quan hệ xã hội và người với người. Là do những cái bất hộp lý của chế độ xã hội tạo thành. Trong cái xã hội giai cấp người đối địch thì rất nhiều, và thường thường tụ lại một chỗ. Những người thương yêu nhau thì luôn luôn bị chia cắt không được đoàn tụ sự nhu cầu sinh hoạt vật chất thường thường không đầy đủ. Những cái đó điều đau khổ (từ chổ này học thuyết của Thích Ca đã phản ảnh lên xã hội đương thời một số hiện tượng trên bề mặt, nhưng khi đi sâu thêm một bước, tổng nguyên nhân của cái khổ là cái gì? Thích Ca nhận rằng là do “ cầu bất đắc” tại sao cầu không được là cái tổng nguyên nhân của khổ? Thì Thích Ca cũng cho là do nơi Ngũ Thủ Uẩn Ông ta phân tách con người cấu thành chia ra không ngoài năm loại. Sắc, Vật chất, Thọ, Cảm tình, và Cảm giác. (Còn gọi là tình), Tưởng, hoạt động lý tính, hoạt động của khái niệm (gọi là trí). Hành hoạt động của ý chí (gọi là ý). Thức (thống nhất các loại trên). Nội dung của các loại rất ư là phức tạp, tích hợp lại thành một loại. Cho nên gọi là uẩn ngũ uẩn và thủ (chỉ một loại dục vọng, cố chấp) liên hợp lại thì sanh ra đũ loại tham dục. Cho nên cũng có tên là Ngũ Thủ Uẩn. Theo cái nhìn của Thích Ca, con người khi đã có Ngũ Uẩn tức phải sanh khổ. Cho nên Ngũ uẩn là khổ, cái loại khổ này căn cứ gốc rễ của nó là do tham dục của Tập Đề mà sinh ra, tiêu diệt tham dục tức là tiêu diệt khổ, đó là diệt đế, khiến người ta được giải thoát.
Trong học thuyết Tứ Đế của Thích Ca, đã quán xuyên, xuyên thấu nó cái không triệt để cái Duyên Khởi luận vũ, trụ quán. Đường thời lúc Thích Ca học thuyết hướng dẫn nhân sinh qui túc có 2 loại. một là BàlaMôn cho rằng người đến từ do phạm thiên là thần, ngã chuyển hoá gọi là “chuyển biến thuyết. Một là lục sư cho rằng con người la do rất nhiều nguyên tố tấu hộp lại ( như chữ trương của phái Thuận Thế) gọi là Thuyết Tích Tụ. Thích Ca phản đối cả 2 phái trên, và chủ trương Thuyết Duyên Khởi. Cho rằng hiện tượng thế giới điều do sự liên hệ tương hộ của nhân qủa, tương hộ dựa nhau mà tồn tại, họ làm cái điều kiện. Trong phật điển thường dùng Thúc Lư cột một bó cỏ lại với nhau, để tỷ dụ cho loại thứ quan hệ này, nếu dung loại quan điểm này giải thích hiện tượng vũ trụ, nói rõ quy luật vũ trụ là Duyên khởi, đó đã cụ thể có nhân tốn của Biện chứng pháp. Nhưng mà lý luận của Thích Ca không phải đến từ quan sát vủ trụ mà là từ qúa trình nhân sinh mà phát hiện loại hiện tượng này. Bởi vì thế đi luận chứng vấn đề quan kiện nhân sinh, ông ta đem nhân sinh chia cắt ra làm rất nhiều bộ phận. Trong kinh ghi lại có ngũ phân (năm phân), cửu phân (chín phân), thập phân(mười phân), Thập Nhị phân (12 phân) giảng tương đối nhiều là 12 phần của Bắc phương, gọi là thập nhị nhân duyên.
Sau này đại thừa đem nó cố định xuống lại tức là: Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhơn, Súc, Thọ, Ái, Thủ, Hửu, Sanh, Lão, Tử. Với loại kết cấu này có thể lấy vô minh Duyên Hành để liệt ra. Vô Minh là tai Duyên Khởi hành do đó có được một cái công thức. Thử hữu cố bĩ hữu. Thử sanh cố bỉ sanh (có cái này cho nên có cái kia, có cái này sanh ra cho nên có cái kia sanh ra). Mà theo thứ tự y như vậy cấu thành sự liên hệ nhân quả hậu thế đem “Thập nhị Nhân Duyên” cùng luận hồi liên hệ nhau mà giảng. Cũng có thuyết của tiểu thừa là “Tam Thế Hưởng Trùng” ( 3 kiếp 2 lần trùng nhau) Kiếp qúa khứ “Nhân” hiện tại thế “Qủa” “Nhân” vị lai thế. Qủa đại thừa thì lưởng thế nhất trùng (2 kiếp 1 trùng, kiếp qúa khứ, nhân hiện tại thế. Qủa hay là kiếp hiện tại. Nhân Kiếp vị lai, Qủa.
Cách nói như thế cũng có một phương diện hợp lý giữa các hiện tượng, thì có liên hệ nhân qủa của chúng. Tỷ như-Già chết là kết qủa. Nguyên nhân căn bản tức là hữu sanh, theo sự ghi lại trong kinh điển mà thấy. Thích Ca quán sát nhân sinh chính từ “lão” “tử” bắt đầu và suy diễn “12 Nhân Duyên” trong từ “tứ đế” thì “Tập Đế” lấy tham dục làm chủ, 12 chi cũng vì ái dục làm căn bản. Muốn giải thoát thì sự khởi đầu là phải bắt tay từ trừ Ái Dục. Thích Ca cho rằng ái dục là không thể nào biết đủ, và con người thì muốn đi tìm cầu vô hạn. Như thế tất nhiên sanh ra khổ. Kỳ thật, ông ta chỉ thấy đến một loại biểu tượng trên bề mặt. Không thấy đến cái bản chất giai cấp xã hội, tại trong xã hội giai cấp quảng đại nhân dân đã lao khổ đến từ sự thấp kém nhất của nhu cầu sống họ cũng không có được. Sự yêu cầu của họ là chính đáng , không thể qui kết lại là không nên có sự Ái Dục. Ngoài ra, những kẽ chủ nô lệ sự tham lam không chán, đối với sự hình thành luận điểm Ái Dục là căn bản của thống khổ. Không phải là không có liên hệ, nhưng ông ta đã đem những kẽ chủ của nô lệ cùng với những hành vi tham đắm, bốc lột, đàn áp và với sự nhu cầu sống chính đáng của quảng đại quần chúng, lao khổ mà trộn lẩn vào nhau để nói trên cái nhìn tổng quát mà thành Ái Dục. Cho nên đối với vấn đề đó thì không có một giải đáp chính đáng và thiết thực, ông ta không thể nào không cầu cứu vào thuyết nghiệp lực, coi sự thống khổ thành ra là do mọi người về trước đã tạo, đã làm ra mà lưu lại cái kết qủa tất nhiên thì không thể sửa đổi sự thật, và cũng có thể nói đó là sự khẳn định sự thống khổ ở hiện tại là có tính hợp lý.
Thích Ca cho rằng hành vi của con người và nghiệp lực có quan hệ. Hành là sự chi phối mọi người có mục đích hành động ở ý chí, bản chất cũng là nghiệp lực. Nghiệp có 3 loại: Thân, Khẩu , Ý. Nếu truy vấn thêm một tầng nữa. Nghiệp là do cái gì quyết định? Sự trả lời của ông ta là do Vô Minh (vô tri). Chúng sanh đối với gì vô tri? Thích Ca nhận rằng nhân sanh là vô thường, chung quy phải tiêu diệt (mất), chúng sanh thiết cầu nó là thường đó là Vô Minh (vô tri). Nhân sanh cũng là vô ngã. Vì nó không thể tự sinh, bởi thế không có tự thể. Như một căn nhà là do gạch ngói, cây đá hộp lại, người cũng là do ngũ uẩn kết hộp thành. Chúng sanh thiết cầu hữu ngã, đó tức là “Vô Minh”. Chúng sinh do nơi cái loại vô tri đó mà sanh ra hành vi, tức là căn nguyên của khổ.
Thích Ca luận chứng nhân sinh “Vô Thường” “Vô Ngã” cho nên đề ra 3 cái mệnh đề. Chư Hành (hành chỉ hữu vi pháp). Vô thường chư pháp vô ngã {Nhất thiết giai khổ} 3 cái đó hộp lại là Tam Tướng. (Tướng chỉ đặc trưng , tức đặc trưng của học thuyết Thích Ca) cũng còn gọi là “Tam Pháp Ấn” (Pháp Ấn tức là tiêu chí chỉ cho thấy Thích Ca và các phái khác có sự khác biệt của tiêu chí). Về sau ngoài “Tam Tướng” cộng thêm “Niết Bàn” tịch tinh gọi là “Tứ Pháp Ấn”. Sau này mọi người nhận rằng “Vô thường” “Vô Ngã” đều đã bao quát cả khổ trong ấy, lại đem khổ bỏ đi, lại là trở lại Tam Pháp Ấn. Tam Pháp Ấn là do Duyên Khởi. Khởi chi ở nơi cơ sở mà phát triển chữ Duyên Khởi bao quát 2 phương diện, lại dữ khứ (đến và đi), lại là chỉ cho khổ của sanh, khứ là chỉ cho hoàn diệt trả lại tiêu diệt, su hướng niết bàn. Thích Ca thường nói biết được thuyết duyên khởi, cũng đã là biết được pháp rồi. Thì có thể thấy được là Thuyết Duyên Khởi là nguyên lý tối cao trong học thuyết của ông ta.
Đương nhiên, Thích Ca đối với những học thuyết ấy còn có những vấn đề còn chưa đưa giải thuyết hoàn toàn. Thí dụ như: Lý luận Duyên Khởi của ông ta đặc nặng thuyết minh hiện tượng nhân sinh. Nhưng nó cũng thích dụng trong một số ở hiện tượng trên, nhưng mà khi đem nguyên lý phổ biến hoá thì sẽ cải biến cái nó nguyên có kết cấu và trong đó lý tưởng niết bàn rồi. Và như ông ta một mặt phủ nhận sự tồn tại của tự ngã. Đồng thời cũng khẳn định tác dụng của nghiệp lực (khẳn định nghiệp lực là ông ta không có cách nào giải quyết cái hiện tượng là cái gì có thể quyết định cho một vấn đề như thế).
Thuyết nghiệp lực của Bà La Môn là đồng kết hợp với luân hồi. Thích Ca đã phủ nhận rồi, cái chủ thể luân hồi, thế thì luân hồi còn có ý nghĩa gì nữa? Đây là cái mâu thuẩn tại trong học thuyết của Thích Ca. Nhân thế những người kế thừa của ông ta sau này tự ai nấy hướng về nơi bất đồng của phương hướng mà phát triển. Thích Ca một đời mềm yếu (nhuyển nhược). Thuyết nghiệp lực của ông ta là một biểu hiện cụ thể. Hơn một nữa thời gian trong cuộc đời của ông ta là ở tại Kiều Tát La, đã hai lần ngăn cản tỳ lưu ly vương, tấn công dòng họ Thích Ca, rốt cuộc cũng không thể cứu vãng, vận mệnh bị diệt của dòng họ Thích Ca. Ngoài ra, ông ta đối với Bà La Môn, đối với chế độ Chủng Tính (dòng họ) chỉ biểu thị sự phản đối tiêu cực, không dám tiến hành sự phản khan tích cực v…v…thì đều thấy được cái tính cách đó ở ông ta.