ẤN ĐỘ PHẬT HỌC NGUYÊN LƯU LƯỢC LUẬN!

BỘ PHÁI PHẬT HỌC (370-150 AC)

TIẾT THỨ NHẤT;
Trải qua sự phái phân phái của phật học
*Phật giáo phân phái và quan hệ của học thuyết
*Thời đại bối cảnh
*Lần thứ nhất phân phái
*Thượng tọa và đại chúng
*Phục saly 700 kết tập và đại kết tập
*Luân lưu thay đổi của Ma Chiếc Xà Vương Triều
*Một độ xâm nhập của A lịch Sơn Đại Vương
*Kiến lập của Vương Triều Khổng Tước
*A Dục Vương lợi dụng phật giáo
*Trong lần tái phân phái, sư tương tranh của Hóa Địa và Độc Tử
*Bổ Đặc ca la và vấn đề Vô Hữu
*Truyền giáo sư phái khiển
*Phát triển của phật giáo địa phương
*Phát sa mật Đa La Vương hưng thịnh
*Manh Nha của chế độ phong kiến xã hội
*Trong phân phái thứ 3 sự tương tranh của pháp tạng và đại chúng (Án Đạt Phái)
* Vấn đề tam thừa thắng liệt
* Đại thiên ngũ sự
* Tây Bắc Ấn Độ kiến lập của quý sương vương triều
* Biến hoá của xã hội
* Ca nhị sắc ca vương lợi dụng Phật giáo
*Hình thành kinh viện của triết học hữu bộ
* Thành thuyết của phân phái 18 bộ
* Chủng chủng dị truyền
* Theo học thuyết trên mà đại thể san định

Thích Ca tạ thế 100 năm sau, giáo đoàn phật giáo hiện rõ sự phân liệt (rạn nứt) việc này đại để từ trước công nguyên 370 năm đến Đại Thừa Phật Học bắt đầu lưu hành ở sau công nguyên 150 năm thì dứt, tổng cộng có khoảng 500 năm trong thời gian này học thuyết đều có thể gọi là Bộ Phái Phật Học. Ở trong thời gian 500 này, nội bộ Phật giáo phân hoá (chia rẽ) rất là dữ dội. Trước là phân liệt làm Thượng Tọa, Đại Thừa 2 bộ phái lớn, lần lần sự hình thành. Sau cùng còn gọi là 18 bộ, cái này đương nhiên chỉ là con số đại khái, thực tế thì so ra còn nhiều hơn thế nhiều. Những cái rạn nứt này cùng tổ chức của giáo đoàn bị phân chia phe phái có liên quan. Nguyên thủy Phật giáo phát triển đến phật diệt 100 năm sau, sắc thái tôn giáo rất đậm, cùng với Bà La Môn giáo lúc bấy giờ và Sina giáo thì tính chất không khác bao nhiêu. Tổ chức giáo đoàn là y cứ giới luật, giới luật bất đồng hay học thuyết có sanh ra khác biệt. Cho nên đưa đến phân liệt (rạn nứt), do giới luật bất đồng mà nói lập dị, do học thuyết bất đồng mà biến canh giới luật, hai loại tình huống đều có, và lại ảnh hưởng lẫn nhau. Đương nhiên, đây chỉ là nhân tố trong nội bộ của phật giáo. Nguyên nhân chính thức đẩy đến rạn nứt, còn phải nên từ trong bối cảnh xã hội lúc ấy để tìm hiểu.

Lần thứ nhất phân chia giáo phái, lấy bối cảnh là sự cường thịnh của Ma Kiệt Đà. Ma Kiệt Đà trước sau thôn tỉnh Bạt Si, Kiều Tát La và các nước. Thế lực ngày càng thạnh, và những kẻ thống trị Ma Kiệt Đà ủng hộ Phật giáo. Phật giáo cũng tùy theo thế ấy mà khuếch trương, nhưng bổn lai là địa bàn của Kỳ Na giáo là Phệ Xá Ly cũng thịnh hành Phật giáo. Phật giáo còn hướng về phía Tây của Ấn Độ là Ma Thâu La mà khuếch trương, như thế và do nơi Đông, Tây 2 vùng đất có phong tục tập quán bất đồng, cộng thêm những người lãnh đạo của 2 giáo đoàn (Thượng Tọa) đối với phương pháp lý giải phật thuyết thì đã có phân kỳ, thì lẽ tự nhiên lần lần đi xu hướng rạn nứt. Phật diệt trước sau 110 năm, Ma Kiệt Đà lúc ấy đang thời kỳ thi Tu Na Da Vương triều. Sau chót một đời Ca La Oả Nhỉ Ra (Tục gọi Hắc A Dục, là để phân biệt với vua A Dục sau này), lúc ấy các tỳ khưu ở Phệ Xá Ly đã đi ngược lại với giáo quy lúc ban đầu, đã xảy ra chuyện xin tiền của người. Căn cứ theo sự truyền nói thì lúc ấy Tây Phương (Ma Thâu La) có Da Sá Tỳ khưu đến đất ấy, đối với việc này thì càng phản đối, phát sinh ra tranh cãi. Da Sá trở về phản ảnh chuyện đó, và ước hẹn 2 cánh Đông Tây các trưởng lão phán quyết đến chuyện này. Muốn tiền là phạm giới. Lúc ấy cuộc tập hội có 700 người, vì là muốn đem nội dung của kinh luật đến sự nhận thức thống nhất và cũng dùng hội tụng làm phương thức, cử hành một lần kết tập. Lần kết tập này lấy sự tham gia của nhân số mà mệnh danh là “700 người kết tập, từ địa điểm kết tập mà gọi cũng có tên ‘Phục Ly Sá’ kết tập. Đối với lần quyết nghị này đa số người không đồng ý, chỉ là do nơi ở thiểu số làm quyết nghị là những thượng tọa có địa vị, mọi người cũng không thể làm thế nào khác, và đa số ý kiến phản đối chỉ còn cách là làm một lần kết tập khác. Cũng dùng biện pháp hội tụng đính chính kinh luật theo cách khác, cứ theo cho biết có hàng vạn người tham gia, cho nên lấy tên là “Đại Kết Tập”. Từ đấy Thượng Tọa và Đại Chúng rạn nứt công khai, ai theo cách này. Nhưng mà giữa 2 phái không phát sanh ra vấn đề ai là chánh thống.

“700 người kết tập” ra còn một “Đại Kết Tập” việc này là do Nam Phương truyền ra. Với cái truyền thuyết này thì tương đối có phần hợp lý và cũng phù hợp với tình huống lịch sử. Từ đây về sau Phật giáo đã rạn vỡ, nhưng mà, như Bắc Truyền “Dị Bộ Tông Luân Luận” đã nói căn bản của sự rạn vỡ là lần kết tập khác xảy ra, và cũng cho rằng nguyên nhân là do Đại Thiên thuyết ngũ sự dẫn đến, cùng đem A Dục Vương liên hệ vào nữa. Thuyết ấy gần như phân chia ly cách và có rõ ràng sự sai trong niên đại. A Dục Vương là người sau khi Phật diệt khoảng 100 năm, sai chạy 100 năm, người Nhật tên Tỉnh Vũ trong khi nghiên cứu việc này, thì lại theo truyền thuyết của Phương Bắc, do niên đại của A Dục Vương (Phật diệt 200 năm sau) không thể sửa được, chỉ còn bằng cách đem sự phật diệt kéo trở lại 100 năm.
Liên quan đến vấn đề tranh luận “700 kết tập, trong các phái luật ghi tải lại bất đồng. Thượng tọa bộ chư luật, thì bắt đầu sự xin tiền, ngoài trừ cuộc tranh cãi lớn cho việc này. Còn 9 chuyện lặc vặc cũng bị cho là phi pháp (như ăn còn thể chừa lại v.v.). Kết quả của kết tập tức có văn tự rõ ràng quy định cái “Thập phi pháp sự” chư luật của đại chúng bộ (chỉ có tư liệu Hán Văn) ghi tải thì cũng cùng bên trên có khác biệt nhìn nhận rằng nội dung kết tập. Không phải thập phi pháp mà lại là ngũ tịnh pháp (tịnh là không phải khẳng định những việc có thể làm trên tinh thần thì hoàn toàn bất nhất. Đặc biệt là khẳng định có thể tiếp thu số bố thí bằng kim ngân, tiền tài (việc này có thể thấy trong “Ma A Tăng luật do (Pháp Hiển đem về) với cái quy định này, thì cũng có quan hệ đến điều kiện xã hội lúc bấy giờ. Lúc ấy Phục Sá Ly là thương nghiệp phát đạt, rất nhiều hào thương. Sau này người đại biểu cho việc này là Duy Ma Cật là người giàu có. Đặc biệt Phật giáo được họ ủng hộ, cho nên thường thường có việc bố thí tiền bạc, không thể không thọ.

Hai đại bộ phái chia rẽ nhau, trên thực tế đối với lý giải Phật học có sự chia rẽ. Căn bản của sự chia rẽ ở đâu? Việc này phải đi ngược đến bản thân của Nguyên Thủy Phật giáo. Thời phật tại thế, ông đối với vấn đề có tính cách căn bản triết học , giữ thái độ tránh né như (4 loại, 14 vô ký v.v.) còn để lại rất nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trong “Trung A Hàm, tiễn Dụ Kinh” Phật cùng Mạn Đồng Tỳ Khưu để ra vấn đề triết học, cử một thí dụ như là người bị một mũi tên độc bắn trúng, cần gấp nhất là do việc cấp cứu, mà không cần phải biết người bắn mũi tên, và nguyên nhân bắn mũi tên v.v. Vậy là đã nói đến vấn đề triết học, có thể không thảo luận trước. Nhưng mà đối với học thuyết nào cũng vậy. Phật học mà muốn thâm nhập sâu vào, tức không thể không tiếp xúc với vấn đề lý luận này của loại này. Như là thế giới có biên giới hay không biên giới? Hữu thường, vô thường, thân và mệnh là một hay khác v.v. Và trong ấy nhất là vấn đề quan hệ của thân mệnh. Cho nên trước là nên khẳng định có hay không của mệnh. Phật thì thừa nhận tác dụng của nghiệp. Cho nên ông không thể không đối với quá khứ của định mệnh cho là khẳng định. Trong lục sư một số phái không những thừa nhận quá khứ mệnh, cũng thừa nhận vị lai cũng là mệnh định nữa. Cho nên họ thực hành khổ hạnh để rút ngắn thời gian thọ khổ. Trên điểm này Thích Ca cao minh hơn Lục Sư, Thích Ca cho rằng con người trong một kiếp sống tức có thể đắc được giải thoát, bản thân Thích Ca 35 tuổi thành đạo, cố nhiên là đã đắc giải thoát. Đệ tử ông ta đắc quả A La Hán, cũng đã không bị thọ nghiệp tái chi phối, đoạt đến giải thoát rồi, nhưng mà những người chưa được giải thoát thì phải như thế nào? Tự nhiên là phải dính đến vấn đề hữu mệnh hay vô mệnh. Việc này không thể bỏ mặc đấy mà không lý tới.

Chia Sẻ bài Viết