“14 Vô Ký” vấn đề sau cùng nhất là con người, sau khi chết là còn hay là không còn? (thì ra vấn đề là ‘như lai diệt rồi thì còn hay là không còn?) đây là câu hỏi đã đề ra trong khi Phật còn tại thế. Sau khi Phật diệt thì lại càng đột xuất thêm nữa. Nguyên là, khi Phật lâm chung có nói với các đệ tử. Sau khi ta chết, các ngươi nương cậy vào cái gì? đó là phải nương cậy vào “Pháp”. Nương cậy nơi chính mình, nhưng sau khi đã hình thành tôn giáo, các phật đồ không những không thể hoàn toàn nương dựa vào “Pháp” và cũng không thể hoàn toàn tự nương tựa ở chính mình. Mà ngược lại phải nương cậy Phật, cho nên cơ bản của chia rẽ trên bề mặt mà thấy thì có liên quan đến sự khoan nghiêm của giới luật. Thực chất còn là đối với Phật thuyết sanh ra giải thích khác nhau, có thể là cùng 9 cái vấn đề căn bản phía trên. Đặc biệt vấn đề tương quan là sau khi như lai chết thì còn hay không, và cũng có thể nói, khi 2 bộ mới bắt đầu chia rẽ là do đối sự nhìn qua con người của Phật đà mà có chia rẽ.
Sau khi 2 bộ phái chia rẽ, lúc ấy Vương Triều Ma Kiệt Đà xảy ra biến loạn. Sau cùng đổi thành Vương Triều Nan Đà. Tình huống của Vương Triều Nan Đà không rõ ràng lắm, nhưng mà, tài phú tích lũy, có thể khẳng định lúc ấy thương nghiệp phần vinh, và thông thường còn gọi là “Vương Triều Nan Đà giàu có” là có thể chứng minh.
Lúc bây giờ, Mã Kỳ Đốn đã thống trị Hy Lạp. Hùng tài đại lược của A Lịch Sơn Đại đã dựng lên thành là một đại đế quốc hùng cường Syria, Ai Cập và chỗ giáp giới của 3 châu các địa phương đều thuần phục ông ta. Ông ta tiếp tục xâm lăng phía đông, diệt Ba Tư, cùng vượt qua Ưng Đô Khố Tư Sơn, đến Ca Hoa Thi, đi thẳng vào xâm lăng Ấn Độ. Việc này ở vào năm 327 BC.
Năm 326 ông ta đã đến Kiện Đà La, chiếm lãnh xoa Thi La Thành, là trung tâm văn hoá của thời ấy. Về sau tiếp tục đồng tiến, càng ngày càng bị các sắc dân của Ấn Độ kháng cự. Khí hậu thì làm cho lính Ai Cập không thể thích ứng khiến lòng quân sĩ rã rời, khiến bắt buộc A Lịch Sơn Đại phải rút về đến Ba Tư.
Vào năm 324, năm thứ nhì (323 BC) ông ta chết sự xâm nhập của A Lịch Sơn Đại, làm cho Ấn Độ bị chấn động mạnh, bị phá hoại nặng nề, chưa từng có trong tiền sử. Vào lúc ấy, có một người từng bị Nan Đà trục xuất ra khỏi nước tên là Nguyệt Hộ, (xuất thân đê tiện, mẹ là người nuôi Khổng Tước, Chim Công), cùng một người khác tên là Lan Na Ca của Bà La Môn. Về sau, Ma Kiệt Đà (hai người này đã từng ở nơi A Lịch Sơn Đại làm thuyết khách, đã từng dâng kế hoạch. Sau khi A Lịch Sơn Đại chết, nên về lại Ma Kiệt Đà) họ hiệu triệu dân chúng Ấn Độ làm cách mạng dân chủ, đuổi người Hy Lạp khôi phục quốc gia (ở Ấn Độ, A Lịch Sơn Đại có lập quan lại, tiếp tục cai trị), và cũng mượn tiếng là Vương Triều Nan Đà nhu nhược, mềm yếu. Nên lật đổ đi và lập ra Vương Triều Khổng Tước. Vương Triều Khổng Tước trên cơ sở phồn thịnh của Triều đại Nan Đà mà hưng thịnh. Lại được cộng thêm một người tên Xà Na Ca bổ trợ (nhân vật này rất tài trí, giống như một nhân vật hạng nhất của Trung Quốc là Lưu Bá Ôn, hiện còn lưu lại Kiều Chí Lợi Da “Thức Lợi Luận”, căn cứ theo khảo chứng ông ta là tác giả. Kiêu Chí Lợi Da, Là họ của ông ta. (người Nhật tên là Trung Dã Nghĩa Chiêu đã đem sách ấy thích ra Nhật Ngữ. “Thật Lợi Luận” là giảng về thuật trị quốc an dân, kết cấu hoàn chỉnh nội dung từ tài chính quốc gia, quân sự, ngoại giao, biện pháp, thống trị, đến tổ chức đặc vụ v.v..không gì là không có cả) cho nên quốc gia được trị lý rất tốt, truyền đến đời thứ ba, tức là có tên A Dục Vương. A Dục Vương khuếch trương đất nước và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Phật giáo liên quan đến tài liệu về A Dục Vương cũng đại đa số được bảo tồn trong điển tích Phật giáo, Hán thích có “A Dục Vương Kinh”, “A Dục Vương Truyện” về phạn văn còn có “A Dục Vương bản sự”
Vua A Dục đã thống nhất địa khu phương bắc mà A Lịch Sơn Đại xâm chiếm, và mở rộng về phương nam, tại biên giới đông nam của nước Yết Lăng Ca, nước này bế quan tự thủ rất mạnh mẽ, năm thứ 9 sau khi vua A Dục Quán Đảnh (ông ta được quán đảnh vào năm 368 BC và ông ta chết vào năm 230 BC, tại vị 38 năm) phát binh tấn công Yết Lăng Ca, bị sự phản kháng chết chóc rất thảm nặng (chỉ Yết Lăng Ca, số tử vong lên 10 vạn người). Khiến ông ta cảm thấy chiến tranh rất tàn khốc, trong nội tâm có sự sám hối, cho nên đã nghĩ đến rất cần có sự lợi dụng tôn giáo để tiến hành thống trị, đặc biệt thấy trúng phật giáo, lý luận của phật giáo cũng là trung hoà. Và không cần phải tu khổ hạnh, cùng có thể hoà hoãn sự mâu thuẫn của giai cấp, đặc biệt có thể lợi dụng lý luận trung đạo của phật giáo đi đẩy mạnh thực hành pháp trị, tức ông ta cho là “Tâm Pháp” bản thân ông ta quy y phật giáo, trở thành cận sự nam, thọ ngũ giới. Cùng tiếp thị sự chỉ đạo của trưởng lão, Ưu Bà __Đa
Ngày 14 tháng 01 năm 2025
(Còn tiếp)