Nền đạo giáo Cao miên bắt đầu bằng Bà-la-môn giáo. Bà-la-môn giáo thờ 3 thần tối cao: Brahma tượng trưng cho Thượng Đế, hai thần khác là Vishnu (thần xây dựng) và Shiva (thần hủy diệt).
Sau đó Phật giáo Đại thừa được truyền vào Cambốt. Không bao lâu sau Tiểu thừa Phật Giáo thay thế cho Đại Thừa.
Ngày nay Phật giáo Tiểu thừa là nền quốc giáo của Cao miên. Nền Tiểu thừa Phật giáo và bùa phép của Cao miên cũng tương tự như các nước Thái Lan, Lào và Miến điện.
Đừng tưởng đơn giản như vậy. Các tu sĩ Cao miên thờ ông Thích Ca, không thờ 10 phương chư Phật và Bồ tát của Đại thừa. Nhưng các cao tăng ở đây ông nào cũng bùa phép đầy mình gần như cho mua bùa thỉnh phép một cách công khai (trong thư viện Hoàng gia và chùa lớn nhất của quốc gia đều lưu trữ các lá khăn ấn và các đạo bùa do các tổ sư truyền lại từ xưa đến nay).
Mấy năm trước đây Chimdada đã về Campuchea có mang về hai bản copy về bùa phép khoảng 50 trang giấy của thư viện Hoàng gia và có tặng cho Thầy già một phóng bản.
Các ông sư trong chùa từ lúc thiếu thời không lạ gì với bùa phép do các ông thầy của mình cho người ta đến thỉnh. Đọc kinh, tụng kinh Phật bằng tiếng Pali hằng ngày nhưng chùa chiền lúc nào cũng tràn ngập các loại bùa phép của các thần linh Bàlamôn giáo.
Các cao tăng được trọng nể bằng các phép lạ ông ta thi triển hơn là các bản kinh nhàm chán trong nhà Phật.
Chính Chimdada cũng đã tự thú với thầy già gần đây là “Pháp thuật nó đen và thuộc về Bàlamôn giáo”.
Riêng thầy già thì không nghĩ như vậy mà xác định rằng “Nó thấy đen mà trắng vì đứng đằng sau bùa phép là các đấng thần linh và Thượng Đế” (chuyện dài này thầygià sẽ giải thích về sau).
Niềm tin Bàlamôn giáo, có lẽ đó là một tin tưởng không thành văn nằm trong tiềm thức của các tu sĩ Tiểu thừa ở các nước Đông Nam Á.
Chính vì vậy mà khi còn rất trẻ Chimdada luôn luôn cầu khẩn sự giúp đỡ của đủ thứ thần linh mà dân gian truyền tụng là linh hiển. Và khi trưởng thành nhờ vào số tiền coi bói, Chimdada đã quyết định đi cúng dường cầu học với hơn 90 mấy danh sư nổi tiếng về pháp thuật.
Đừng tưởng lầm thi triển phép lạ (Pháp thuật) không phải là đạo. Bất cứ tôn giáo nào mà mất phép lạ, chuyện thần bí do thánh thần phía sau hỗ trợ cho, tôn giáo đó sẽ là tôn giáo chết, chỉ có cái xác không hồn.
Trở về với việc cầu đạo Chimdada cho biết các ông sư các ông thầy mà ông cầu học, đều có đòi hỏi về lễ vật khác nhau: Có ông đòi một con trâu, có ông đòi một món tiền lớn, có ông ngộ nghĩnh, đòi một sợi dây bằng vàng dài từ đầu tới gót v.v.
Coi như Chimdada có lòng cầu đạo không thua gì Trừ Cái Chướng Bồ tát (của Mật tông Đại Thừa) được đức Phật hiện thân đến, bảo ông dâng của lễ quý giá nhất để cầu cho được câu chú “Om mani padme hum” của đức Quan Thế Âm với một ông đạo sư “lè phè” ở ngoài đời.
Thầygià – ngày 15 tháng 8, 2008
Bài Viết Liên Quan
CHƯƠNG VI: CHÚ ẤN PHÙ và các VÒNG PHÉP
Cũng như MANDALA của Mật Tông Trung Hoa – Tây Tạng – Nhật Bản và Cao Miên I. LỤC...
Câu Chuyện Số 8: Lạt Ma Tây Tạng
Nguyễn Thành Nhơn đã 82 tuổi. Trông ông chỉ tưởng ông chừng mới hơn 50. Xuất thân từ một gia...
Phần 3: NHÂN DUYÊN VỚI BÁT NHÃ TÂM KINH
Tâm Kinh, hay còn gọi là Bát nhã tâm kinh là một bộ kinh rất quan trọng trong Phật giáo....
PHẦN 6 – KHƯƠNG THƯỢNG VỀ TRẦN CƯỚI VỢ
Đây nói về lúc sau khi lạy thầy và từ giã bạn xuống núi, Khương Tử Nha vì không còn...
Xăm Quan Thánh 25
Xăm Quan Thánh 25: Trung Bình 寅午戌年多阻滞,亥子丑月渐亨嘉;更逢玉兔金鸡会,枯木逢春自放花。 Âm: Dần Ngọ Tuất niên đa trở ngại,Hợi Tý Sửu nguyệt tiệm hanh...
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 2
Độc giả nhấn vào nút bên dưới để xem bản đầy đủ của Tập San Mật Phước Số 2. Phát...
Xăm Quan Thánh 70
Xăm Quan Thánh 70: Trung Bình 第七十号簽 中平雷雨風雲各有司至成祷告莫生疑與君定約為霖日正是蘊降中伏時碧仙注貧富當知各有同功名婚事待其時謀望定应庚日至季夏交臨事可宜 Âm: Lôi vũ phong vân các hữu ty,Chí thành đảo cáo mạc...
CHƯƠNG I: II – ADHISTANA (PHẦN 2/6)
II. ADHISTANA: Hán văn thường dịch là Thần Lực, Uy Lực hay Gia Trì Lực. Nó là năng lực, ý...