Mục Kiền Liên (Mahā-Moggallāna) là một trong mười đại đệ tử xuất sắc của Phật Thích Ca, được biết đến với danh hiệu “Đệ nhất thần thông”. Ngài nổi tiếng với những khả năng phi thường trong việc vận dụng thần thông để giáo hóa và giúp đỡ chúng sinh, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và truyền bá giáo pháp.
Phật bảo Đại Mục Kiền Liên rằng:
– Ông đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Mục Kiền Liên bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? – Nhớ lại trước kia, con vào trong thành Tỳ-Da-ly, ở trong xóm làng, nói pháp cho các hàng cư-sĩ nghe, lúc ấy, ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng:,
Nầy ngài Đại Mục Kiền Liên, nói pháp cho bạch-y-cư-sĩ, không phải như ngài nói đó. Vả chăng nói pháp phải đúng như pháp (xứng tánh) mà nói, pháp không chúng-sanh, lìa chúng-sanh cấu; pháp không có ngã, lìa ngã cấu; pháp không có thọ mạng, lìa sanh-tử; pháp không có nhơn, làn trước làn sau đều dứt; pháp thường vắng lặng, bặt hết các tướng; pháp lìa các tướng, không phải cảnh bị duyên; pháp không danh-tự, dứt đường ngôn-ngữ; pháp không nói năng, lìa giác-quán; pháp không hình tướng, như hư-không; pháp không hí-luận, rốt-ráo là không; pháp không ngã-sở, lìa ngã-sở; pháp không phân-biệt, lìa các thức; pháp không chi so sánh, không có đối đãi;
pháp không thuộc nhân, không nhờ duyên; pháp đồng pháp tánh, khắp vào các pháp; pháp tùy nơi như, không có chỗ tùy; pháp trụ thật-tế, các bên (hữu, vô, thường, đoạn), không động được, pháp không lay động, không nương sáu trần; pháp không tới lui, thường không dừng, (trụ); pháp thuận Không, tùy Vô-Tướng, ứng Vô-Tác; pháp lìa tốt xấu; pháp không thêm bớt; pháp không sanh diệt; pháp không chỗ về; pháp ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; pháp không cao thấp; pháp thường trụ không động; pháp lìa tất cả quán hạnh. Thưa ngài Đại Mục Kiền Liên! Pháp tướng như thế, đâu có thể nói ư?
Vả chăng người nói pháp, không nói không dạy, còn người nghe, cũng không nghe không được, ví như nhà huyễn-thuật nói pháp, cho người huyễn-hóa nghe, phải dụng tâm như thế mà nói pháp, phải biết căn cơ của chúng-sanh có lợi độn. Khéo nơi tri-kiến, không bị ngăn ngại, lấy tâm đại-bi, ngợi khen pháp Đại-thừa, nghĩ nhớ đền trả ơn phật, chớ để ngôi Tam-bảo dứt mất, như vậy mới nên nói pháp.
Bài Viết Liên Quan
Xăm Quan Thánh 35
Xăm Quan Thánh 35: Hạ Hạ 第三十五号簽 下下一山如畫對江清門裏團圓事事双誰料半途分折去空幃無語對銀缸碧仙注始終未必不合求到底須知力枉勞有設十分奇巧計却防中路被風涛 Âm: Nhất sơn như họa đối thanh giang,Môn lý đoàn viên sự...
Giới Thiệu Thầy Quảng Nghệ
Thầy Quảng Nghệ tên thật là Chung Minh Đức, người gốc Trà Vinh, hiện đang sống tại Washington, Hoa Kỳ....
Bài 48 Bửu Pháp Chiêu Tài Tựu Bảo
Các trò hay hỏi lão rằng. Lão tu mà lại giàu sang ai bằng Lão nay mới dạy cho rằng...
Bài 82: Làm sao thoát được bụi trần?
“Thế nào nhiễm bụi hồng trầnHọc trò chỉ hiểu vài phần mà thôiXin Thầy truyền dạy chiếu soiCho con tránh...
10. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh được truyền bá rất sớm...
Bài 56 Học Nhìn Xuống Để Thấy Mình Có Phước
Hôm qua dạy đạo cho trò. Nghe trò than thở sầu lo bộn bề Trò lo thiên hạ cười chê...
PHẦN 3 – VÂN TRUNG TỬ DÂNG KIẾM TRỊ YÊU
Vân Trung Tử là một vị tiên tu ở núi Chung Nam. Ngày kia đang hái thuốc thấy phía Đông...
Bài 2: Học Phật Quyền có lợi ích thực tế gì?
Pháp này giúp thoát muộn phiền Không dùng thi thố kiếm tiền kiếm danh Pháp này đường tắt đi nhanh...