Đồng Tử Quang Nghiêm là một vị Bồ Tát tu hành chứng quả, dùng ánh sáng của trí huệ và công đức để trang nghiêm, nên có tên là Quang Nghiêm
Phật bảo Đồng-Tử Quang-Nghiêm:
– Ông đi đến thăm bịnh ông Duy-Ma-Cật.
Quang-Nghiêm bạch Phật:
– Bạch-Thế-Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? – Nhớ lại ngày trước con ở trong thành lớn Tỳ-Da-Ly vừa ra, lúc đó ông Duy-Ma-Cật mới vào thành, con liền chào và hỏi rằng: “Cư-sĩ, từ đâu đến đây?”
Ông đáp: “Tôi từ Đạo-tràng đến”.
Con hỏi: “Đạo-tràng là gì?”
Ông đáp: “Trực-tâm là Đạo-tràng, vì không hư dối; phát hạnh là đạo-tràng, làm xong các việc; thâm-tâm là đạo-tràng, thêm nhiều công-đức; Bồ-đề tâm là đạo-tràng, vì không sai lầm; bố-thí là đạo-tràng, không mong phước báo; trì giới là đạo-tràng, được nguyện đầy đủ; nhẫn-nhục là đạo-tràng, đối chúng-sanh tâm không chướng-ngại; tinh-tấn là đạo-tràng, không biến trễ; thiền-định là đạo-tràng, tâm điều-nhu; trí tuệ là đạo-tràng, thấy rõ các pháp, từ là đạo-tràng, đồng với chúng-sanh; bi là đạo-tràng, nhẫn chịu sự khổ nhọc; hỉ là đạo-tràng, ưa vui chánh pháp; xả là đạo-tràng, trừ lòng thương ghét; thần thông là đạo-tràng thành tựu pháp lục-thông; giải-thoát là đạo-tràng, hay trái bỏ; phương-tiện là đạo-tràng, giáo-hóa chúng-sanh; tứ-nhiếp là đạo-tràng, nhiếp độ chúng-sanh; đa-văn là đạo-tràng, đúng theo chỗ nghe mà thật hành; phục-tâm là đạo-tràng, chánh quán các pháp; ba mươi bảy phẩm trợ-đạo là đạo-tràng, bỏ pháp hữu vi; tứ-đế là đạo-tràng, chẳng dối lầm thế-gian; duyên khởi là đạo-tràng, từ vô-minh cho đến lão, tử, đều không hết; các phiền-não là đạo-tràng, biết là vô-ngã; tất cả pháp là đạo-tràng, biết các pháp vốn không; hàng ma là đạo-tràng, không lay động; tam giới là đạo-tràng, không chỗ đến; sư-tử-rống là đạo-tràng, không sợ-sệt; thập lực, vô-úy, bất cộng pháp là đạo tràng, không các lỗi; tam minh là đạo-tràng, không còn ngại; một niệm biết tất pháp là đạo-tràng, thành tựu nhất-thiết-chủng-trí. Như vậy Thiện-nam-tử! Nếu Bồ-tát đúng theo các pháp ba-la-mật mà giáo-hóa chúng-sanh, thời bao nhiêu việc làm, hoặc nhứt cử nhứt động, phải biết đều là từ nơi đạo-tràng mà ra, ở nơi Phật-pháp vậy”.
Bài giảng đến đây là hết
Bài Viết Liên Quan
Bài 92: Nỗi Khổ Ngày Tết
Ai bày cảnh Tết làm chiKhiến cho nhân thế một thì đảo điênTết thường lắm chuyện luỵ phiềnLo quần lo...
Bài 98: Hạnh Khiêm Cung
Khiêm cung có phải lạ đâu!Nhưng làm sao hiểu cho sâu chữ này?Khiêm cung phải hiểu cho ngayPhận người chẳng...
Bài 44 Không Kêu Gọi Quyên Góp
Không kêu gọi quyên góp. Lão đây chỉ báo mấy lời Cho người được biết để thời chung vui Chứ...
Bài Pháp Số 10: Đại Bồ Tát Duy Ma Cật Khai Thị Cho Bồ Tát Di Lặc
Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) là vị Bồ Tát của Từ Bi, được Phật Thích Ca thọ ký sẽ trở...
6. KINH ĐẠI NHẬT
Khi dịch ra Hoa Văn thì các vị Đạo Sư thường dịch tên Kinh này là: Đại Tỳ Lô Giá...
ĐẠI NÉT PHẬT GIÁO QUA LẬP TRƯỜNG DỊ BIỆT CỦA CÁC GIÁO PHÁI
Phật Giáo khởi đầu trong khung cảnh Ấn Độ, nơi mà lòng sùng mộ đạo giáo chiếm vị thế ưu...
Bài 21: Ánh Quang Tỏ Rạng Tộc Rồng
Ánh quang tỏ rạng tộc Rồng. Người trong khắp cõi dương trầnĐều là con của Phật Thần Thánh TiênLão không...
CÂU CHUYỆN SỐ 4 – CHIMDADA CẦU ĐẠO
Nền đạo giáo Cao miên bắt đầu bằng Bà-la-môn giáo. Bà-la-môn giáo thờ 3 thần tối cao: Brahma tượng trưng...