Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) là vị Bồ Tát của Từ Bi, được Phật Thích Ca thọ ký sẽ trở thành vị Phật tương lai.
Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Di-Lặc: – Ông đi đến thăm bịnh ông Duy-Ma-Cật. Di-Lặc bạch Phật: – Bạch Thế-Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? – Nhớ lại lúc trước con nói hạnh “bất-thối-chuyển” cho vị Thiên Vương ở cõi trời Đâu-Suất và quyến-thuộc của người, lúc ấy ông Duy-Ma-Cật đến nói với con rằng: “Ngài Di-Lặc! Thế-Tôn thọ-ký cho ngài một đời sẽ được quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, đó là đời nào mà ngài được thọ-ký? Đời quá-khứ chăng? Đời vị-lai chăng? Đời hiện-tại chăng? Nếu là đời quá khứ thời quá-khứ đã qua. Nếu là đời vị-lai thời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện-tại thời hiện-tại không dừng (trụ). Như lời Phật nói: “Này Tỳ-kheo! Như ông ngay bây giờ cũng sanh, cũng già, cũng chết”. Nếu dùng vô-sanh mà được thọ-ký, thì vô-sanh tức là chánh-vị, ở trong chánh-vị cũng không thọ-ký, cũng không được quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Thế nào Di Lặc được thọ ký một đời ư? Là từ “như” sanh mà được thọ-ký, hay là từ “như” diệt mà được thọ ký? Nếu từ như sanh mà được thọ-ký, mà như không có sanh. Nếu từ như diệt được thọ-ký, mà như không có diệt. Tất cả chúng-sanh đều Như, tất cả pháp cũng như, các Thánh-hiền cũng như, cho đến Di-Lặc cũng như. Nếu Di-Lặc được thọ-ký, tất cả chúng-sanh cũng phải được thọ-ký – Vì sao? Vì như không hai không khác. Nếu Di-Lặc được quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, tất cả chúng sanh cũng đều được. Vì sao? Tất cả chúng-sanh chính là tướng Bồ-đề. Nếu Di-Lặc được diệt-độ, tất cả chúng sanh cũng diệt độ. Vì sao? – Chư Phật biết tất cả chúng-sanh rốt-ráo vắng lặng, chính là tướng Niết-bàn, chẳng còn diệt nữa. Cho nên Di-Lặc, chớ dùng pháp đó dạy bảo các Thiên-tử, thật không chi phát tâm vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, cũng không chi thối lui. Ngài Di Lặc! Phải làm cho các vị Thiên-tử này bỏ chỗ kiến chấp phân-biệt bồ đề
Vì sao? Bồ-đề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được, Tịch-diệt là bồ-đề, vì diệt các tướng; chẳng nhận xét là Bồ-đề, vì ly các duyên; chẳng hiện hạnh là Bồ-đề, vì không ghi nhớ; đoạn là Bồ-đề, bỏ các kiến chấp; ly là Bồ đề, lìa các vọng tưởng; chướng là Bồ đề, ngăn các nguyện; bất nhập là Bồ-đề, không tham đắm; thuận là Bồ-đề, thuận chân-như; trụ là Bồ-đề, trụ pháp-tánh; đến là Bồ-đề, đến thật-tế; bất nhị là Bồ-đề, ly ý pháp; bình-đẳng là Bồ-đề, đồng hư-không; vô-vi là Bồ-đề, không sanh, trụ, diệt; tri là Bồ-đề, rõ tâm hạnh chúng sanh; không hội là Bồ-đề, các nhập không nhóm; không hiệp là Bồ-đề, rời tập-khí phiền-não; không xứ sở là Bồ-đề, không hình sắc; Giả danh là Bồ-đề, danh-tự vốn không; như huyễn-hóa là Bồ-đề, không thủ xả; không loạn là Bồ-đề, thường tự vắng lặng; thiện-tịch là Bồ-đề, tánh thanh-tịnh; không thủ là Bồ-đề, rời phan duyên; không khác là Bồ-đề, các pháp đồng-đẳng, không sánh là Bồ-đề, không thế ví-dụ; vi-diệu là Bồ-đề, các pháp khó biết.
– Bất Thối chuyển:
Theo Đại-Thừa pháp-tướng có 3 bực:
1) Vị bất thối: | Từ khi phát tâm tin chắc lý Đại-Thừa, trải muôn kiếp tu nhơn vào bực Thập-trụ rồi không còn thối đọa trong đường sanh tử nữa. |
2) Hạnh bất thối: | Đã vào bực Sơ-Địa, nơi hạnh lợi-tha không còn lui sụt. |
3) Niệm bất thối: | Từ bực Bát-địa nhẫn lên đặng Diệu-trí Vô-công-dụng, mỗi niệm mỗi niệm thẳng vào biển quả chơn-như, không còn một niệm nào thối chuyển. |
– Thọ-ký: | Đức Phật đối với chúng-sanh phát tâm Đại-Thừa trao cho lời ký về sau ở nơi kiếp nào, sẽ thành Phật hiệu là gì, cõi nước tên chi, và trụ thế bao lâu, độ sanh bao nhiêu. |
– Vô-sanh: | Chơn-lý Niết-bàn không sanh không diệt. |
– Chánh-vị: | Tức thật-tướng thường-trú. Niết bàn của Tiểu-thừa cũng gọi là chính vị; chính là quả-vị để tu chứng. |
– Chánh-vị:– Bồ-đề-tướng:– Chướng-Nguyện:– Bất-nhị: | Tức thật-tướng thường-trú. Niết bàn của Tiểu-thừa cũng gọi là chính vị; chính là quả-vị để tu chứng.Cái tướng không tướng là Bồ-đề.Chơn-như đạo-lý không có sự mong muốn nên ngăn tất cả sự nguyện-cầu.Không hai; ý và pháp là hai mà Bồ-đề là vô tâm ý thì còn có pháp gì nữa, nên nói là không hai. |
– Các nhập không nhóm:
6 nhập trong và ngoài, tức 6 căn và 6 trần xung nhập nhau. Tự tánh nó vốn không, nên nói là không nhóm.
Đạo-Tràng:Điều-nhu:Đa-văn:Chánh-quán:Nhứt-thiết-chủng-trí: | Là chỗ của đức Phật thành-đạo như: toà Kim-Cang; hoặc chỗ cúng-dường đức Phật, chỗ tu tập ngồi thiền, nơi chùa chiền cho đến những hạnh-pháp tu hành đắc đạo như trực-tâm, thâm-tâm v.v. cũng gọi là Đạo-tràng.Đối trị phiền-não làm cho mềm đi.Rộng nghe Phật-pháp, y theo chỗ nghe mà thật hành gọi là Đa-văn.Quán hiệp đúng như lời kinh Phật dạy là chánh quánTrí của Phật biết rõ tất cả đúng như thật |
Bài giảng đến đây là hết.
Bài Viết Liên Quan
10. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh được truyền bá rất sớm...
CHƯƠNG I: I – Giáo Chủ Bí Mật (Phần 1/6)
Vì sao phái này có danh xưng là Bí Mật Phật Giáo, lược gọi là Mật Giáo? Có những lý...
CHƯƠNG VI: CHÚ ẤN PHÙ và các VÒNG PHÉP
Cũng như MANDALA của Mật Tông Trung Hoa – Tây Tạng – Nhật Bản và Cao Miên I. LỤC...
Trộm pháp (phần 2)
Tôi có một người bạn tên là D.Anh ngày xưa đi vào chùa của Thượng Tọa Thích Viên Đức có...
Xăm Quan Thánh 16
Xăm Quan Thánh 16: Hạ Hạ 第十六号簽 下下官事悠悠難辨明不如息了且歸耕傍人煽惑君休信此去當謀親弟兄碧仙注埋頭莫向前時違休怨天貴人垂手接亨通到百年 Âm: Quan sự du du nan biện minhBất như tức liễu thả...
Bài 3: Phật Quyền Khác Với Thần Quyền Thế Nào?
Phật quyền cũng giống Thần quyền Đều từ Phật Thánh trao truyền cho dânThần quyền luyện võ rèn thânPhật quyền...
Giải Ếm Long Mạch
CHƯƠNG I: IV – Các Ký Hiệu tạo Pháp Thuật (PHẦN 4/6)
IV. CÁC KÝ HIỆU TẠO PHÁP THUẬT: ĐARANI-PHÁP ẤN-LINH PHÙ 1. Đarani: Có nghĩa là trì (giữ), tổng trì (giữ tất...