Tâm Kinh, hay còn gọi là Bát nhã tâm kinh là một bộ kinh rất quan trọng trong Phật giáo. Tên chữ Phạn là prajnaparamitahrolayasutra và dịch ra toàn chữ là Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh. Tâm nơi đây có ý nghĩa là: Hạch tâm, tinh hoa, và cương yếu.
Kinh rất ngắn chỉ có một quyển, một số cho rằng đó là đề yếu của loại bát nhã kinh. Do nó tổng cộng chỉ có hơn 2 trăm chữ Hán, rất ngắn và tinh túy nên được rất nhiều Phật giáo đồ và cư sĩ học thuộc lòng. Bộ kinh này trong lịch sử kinh tạng Trung Quốc có bảy bản thích dịch (dịch và giải thích). Bộ khắc Kinh ở Kim Lăng Nam kinh đã đem bảy bảng tâm kinh in thành một bảng gọi là Bát Nhã Tâm kinh Thất dịch (7 bản dịch) rất tiện cho đọc tụng. Trong bảy bản dịch, bản dịch của Huyền Trang là thông hành nhất, do Huyền Trang dịch và diễn nghĩa sau khi từ Ấn Độ về. Tâm kinh được trao truyền cho Huyền Trang trong một nhân duyên đặc biệt vô cùng.
Khi Huyền Trang ở tại Tứ Xuyên tu học, ngày kia Huyền Trang gặp một người mình đầy ghẻ lở nằm thoi thóp bên vệ đường. Huyền Trang khởi tâm bi mẩn bèn khiêng người ấy về chùa cứu chữa. Người bệnh đó lại là người năng trì tụng Tâm kinh. Sau khi lành bệnh người ấy bèn đem tâm kinh truyền lại cho Huyền Trang. Không ngờ Tâm Kinh đã phát huy tác dụng rất lớn trong cuộc lữ hành của Huyền Trang sau này, và đã giúp Huyền Trang xua đuổi những sự sợ hãi trong tâm hồn của ông.
SƯ TĂNG ĐƯỢC BÁO MỘNG
Khi Huyền Trang đi đến biên giới phía Tây của nước Ca-thấp-ni-la, thì quốc vương phái người ngựa đến để nghênh tiếp. Khi ấy, Huyền Trang đã là một tăng nhân có tiếng tăm. Sau khi vào trong thành, Huyền Trang đi lễ bái một ngôi chùa trong thành, và ở lại ngôi chùa đó. Lúc ấy trong chùa có một chuyện huyền nhiệm và có ý nghĩa xảy ra, ấy là trước khi Huyền Trang đến chùa một ngày, tất cả các sư sãi trong chùa đều cùng có một giấc mộng giống nhau, họ đều thấy có một vị thần đến bảo cho họ hay rằng: “Có một tăng khách từ nước Trung Quốc xa xôi đến. Vị tăng ấy muốn đi đến Ấn Độ để tu học kinh điển Phật, và đi lễ những nơi Phật tích. Vị tăng đó là vì cầu pháp mà đến, có rất nhiều thiên thần phò trợ cùng đi và sắp đến nơi đây. Các người rất có phước lớn, hãy mau lo công phu, tụng niệm, tọa thiền. Như thế mới khiến cho vị khách tăng sanh lòng kính ngưỡng. Sao các người bây giờ còn lo nằm ngủ vậy?” Khi ấy các sư tăng tỉnh giấc, họ liền lập tức người lo công phu, kẻ tụng kinh, người tọa thiền đến khi Huyền Trang đến, thấy ban đêm mà các sư sãi còn lo tu tập như thế thì rất là thán phục.
(còn tiếp)
Bài Viết Liên Quan
16. KINH HUỲNH ĐÌNH
Lời dẫn Kinh Huỳnh Đình là một kỳ thư lâu đời của Lão giáo, được ghi nhận trong Tấn thư...
Bài 12: Bí Pháp Phá Ác Long Trận
Trận đồ trấn yểm năm xưa Vẫn chưa hoá giải, dân chưa yên bìnhĐó là phép yếm siêu hìnhLàm cho...
Câu Chuyện Số 11: Phép Tàng Hình
Đầu năm 1980 thầy già có gặp 1 thầy bùa, ông ta đã từng trị tà bằng cách cầm 1...
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 11
CÂU CHUYỆN TÂM LINH: Tờ Lịnh Tha Nhân dịp tháng Bảy âm lịch, Ban Biên tập Mật Phước Tự xin...
Xăm Quan Thánh 30
Xăm Quan Thánh 30: Trung Cát 第三十号簽 中吉奉公謹守莫欺心自有亨通吉利臨目下營求自休矣秋期與子定佳音碧仙注先難後易莫相欺謀望營求秋可宜謹守定应多福祿且須從緩待其時 Âm: Phụng công cẩn thủ mạc khi tâm,Tự hữu hanh thông cát...
Bài 47 Giới Thiệu Sư Đệ Quý Tín
Lão có một người sư đệ. Nay ngoài sáu chục đề huề tấm thân Thầy cho sư đệ xuống trần...
Bài 9: Phật Quyền Độ Giang Sơn
Phật Quyền dạy các môn đồ Rèn thân tu đức theo Bồ Tát xưaSiêng năng rèn luyện sớm trưaChờ ngày...
Bài 20 Nhiên Đăng Bí Pháp
Lão theo ân lệnh chư Thiên. Chờ người hữu phước hữu duyên đến tìmLão không đi kiếm đi tìmNgồi trong...