Phần I – ĐIỀM BÁO GẶP TRÍ ĐÀM PHÁP SƯ

mật phước tự tam tạng thỉnh kinh

Trên chính sử thiết thực có một “Đường Tăng” thật sự. Ông ta là một vị tăng vĩ đại ở đời nhà Đường (Trung Quốc) tục danh là Trần Vĩ, Pháp hiệu là Huyền Trang pháp sư. Huyền Trang pháp sư đã vượt qua mười vạn lý trong mười bảy năm dài để đi đến Ấn Độ tu học và thỉnh kinh phật. Huyền Trang đã để lại cho người sau một quyển “Đại Đường Tây Vực Ký”. Theo thế giới sử và Trung Quốc sử, Huyền Trang là một nhà lữ hành, nhà phiên dịch và một nhà phật học.
Theo sử liệu ghi lại vào đời nhà Đường (1400 năm trước) Huyền Trang cô thân viễn hành vạn lý, vượt núi Tuyết Sơn, xuyên qua sa mạc để đi đến một nơi xa xôi là Ấn Độ, thập tử nhất sinh để hoàn thành ý nguyện.
Về phiên dịch Huyền Trang đã phiên dịch và chủ trì việc phiên dịch kinh điển phật giáo có đến 1300 quyển, và chúng ta cũng biết việc phiên dịch kinh điển phật giáo là một công trình vô cùng khó khăn, từ Phạn văn ra Hán văn. Phạn văn được công nhận là một ngôn ngữ vô cùng khó khăn và phức tạp.
Huyền Trang còn phiên dịch “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, và một bộ kinh “Đại Thừa Khởi Tín Luận” mà rất có thể là do các tăng Trung Hoa dùng Hán văn soạn tác ra Phạn văn. Nhưng rất tiếc hiện nay chúng ta không có cơ duyên tìm được 2 bộ phiên dịch ấy! Nhưng theo sử liệu Huyền Trang đã có phiên dịch qua.
Huyền Trang là một nhà phật học vĩ đại, là một vị khai tông lập phái đại sư ông đã sáng lập nên Pháp Tướng Duy Thức Tông. Huyền Trang đã từ trung tâm của phật giáo Ấn Độ mang về Trung Hoa rất nhiều lý luận và tư tưởng của phật giáo.

1. GẶP MẶT CÙNG TRÍ ĐÀM PHÁP SƯ

Vào năm hai mươi lăm tuổi, Huyền Trang được một vị cao tăng ở Trung Quốc là Trí Đàm pháp sư đánh giá rất cao. Đối với một tăng trẻ tuổi như Huyền Trang thì việc được gặp một vị tăng đạo cao đức trọng như Trí Đàm pháp sư là rất quan trọng. Lúc ấy Trí Đàm pháp sư đã hơn 60 tuổi (vào thời ấy 60 tuổi được coi là thọ cao). Trí Đàm pháp sư cho rằng Huyền Trang là một tăng nhân chấp lễ thậm cung, nhưng sau khi cùng Huyền Trang đàm luận phật pháp, Trí Đàm pháp sư cảm khái rơi lệ mà nói rằng: “Ta đã hơn 60 tuổi (tàn dư vãng niên) tuổi đã xế chiều như ngọn đèn sắp tắt mà còn được cái phước gặp được vừng thái dương tỏa sáng muôn trượng.”

2. ĐIỀM BÁO QUA MỘNG
Tại thành Qua Châu sau khi được Lý Xương cứu giúp qua nạn nhưng không tiện lưu lại lâu nơi đó nên Huyền Trang lâm cảnh trước mắt không biết ra sao, mà hiện tại thì cũng không biết làm gì thì tinh thần tín ngưỡng nơi ông bộc phát.
Ông bèn đến một ngôi chùa ở địa phương, ở trước tượng đức Di Lạc nguyện xin đức Di Lạc giải trừ khổ nạn cho ông. Trong lúc Huyền Trang đang cầu nguyện thì trong chùa có một vị tăng tên là Đạtma (chữ Phạn Đạtma dịch ra chữ Hán là Chân Lý) đêm qua nằm mộng thấy có một vị tăng trắng trẻo người Hán ngồi trên một hoa sen mà bay về trời Tây. Khi tỉnh mộng sáng hôm sau ông ta đã đi tìm vị tăng người Hán cởi hoa sen bay về hướng trời Tây và khi tình cờ gặp Huyền Trang trong chùa thì nhận ra ngay đúng là vị tăng đã thấy trong mộng của mình, và kể lại cho Huyền Trang nghe giấc mộng của ông. Huyền Trang nghe xong thì vô cùng lo sợ vì ông đang toan tính vượt biên giới đi Ấn độ vào lúc nhà Đường cấm cửa biên giới không cho ra vào, nên nói với vị tăng kia: “Mộng là hư vọng không phải bàn đến”. Nhưng thân tâm Huyền Trang thì vui mừng và tin tưởng đó là một điềm lành, từ đó năng cầu nguyện thêm.

(còn tiếp)

0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
guest

Bài Viết Liên Quan

quan thánh đế quân hộ mạng

Xăm Quan Thánh 41

Xăm Quan Thánh 41: Trung Cát 第四十一号簽 中吉自南自北自西東欲作天涯誰作梯遇鼠逢牛三弄笛好將名姓榜頭題碧仙注歷涉艱難求謀未遂富貴榮華顕達在後 Âm: Tự Nam tự Bắc tự Đông Tây,Dục đáo thiên nha thùy...

mật phước tự bất chiến tự nhiên thành

Bài 29 Bất Chiến Tự Nhiên Thành

Các trò đừng có đôi co. Bất đồng quan điểm - đâu lo lắng gìChín người mười ý lắm khiHơn...

trấn yểm sông tô lịch 2 mật phước tự

Trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch (Phần 2)

Ban biên tập Mật Phước Tự xin tiếp tục gửi đến quý đạo hữu bài viết tóm lược những chi...

CHƯƠNG I: V – Đàn Pháp (PHẦN 5/6)

V. ĐÀN PHÁP: Mandala có nghĩa là Đàn hay Đạo-Tràng, rắc rối hơn nhiều. Trong kinh Đại Nhật, Kim-Cang-Thủ Bồ-tát...

phận tha hương mật phước tự

Bài 90: Phận Tha Hương

Sầu này chẳng của riêng aiNỗi lòng này có giãi bày được chăng?Vài người thành phố khó khănChê bai dân...

thanh gươm định quốc mật phước tự thầy quảng nghệ

Bài 52 Thanh Gươm Định Quốc

Kiếm Rồng nằm sẵn nơi đây. Mà sao chưa thấy có ai đến cầu Người người ở khắp năm châu...

xem nhẹ sự đời mật phước tự

Bài 93: Xem nhẹ sự đời

Cuộc đời như một giấc mơQuanh đi quẩn lại bạc phơ tuổi giàBao nhiêu tranh đấu ta bàĐược thua thành...

Mật Phước Tự Việt nam tứ đại thần khí

Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí bảo vệ đất Việt

Ban biên tập Mật Phước Tự xin giới thiệu với quý độc giả huyền thoại về “Nam Thiên Tứ Đại...

0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Chia Sẻ Bài Viết