10. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh được truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từng là bộ kinh cơ bản cho tông Thiên Thai tại Trung Hoa và tông Nhật Liên tại Nhật Bản. Các vị thiền sư Việt Nam đời Lý Trần cũng thường chú trọng trì tụng giảng dạy kinh Pháp Hoa song song với kinh Viên Giác, Kim Cương. Hai thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm dưới đời Lý (khoảng 1034) suốt 15 năm trì tụng Pháp Hoa chưa từng trễ nải. Thiền sư Thông Biện, vị thiền sư thông thái đời Lý Thánh Tông, từng trả lời Phù Thánh Cảm Linh Nhân hoàng hậu về các câu hỏi liên quan lịch sử truyền bá Phật giáo tại Việt Nam, Ngài thường dùng kinh Pháp Hoa dạy người sửa mình, nên người thời bấy giờ gọi sư là Ngộ Pháp Hoa.

Thiền sư Chân Không (tịch năm 1100) lúc 18 tuổi, tầm sư học đạo, nhân đến hội giảng của Thảo Nhất tại chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảng kinh Pháp Hoa, bỗng nhiên tỏ ngộ. Sau đó Ngài được vua Lý Nhân Tông mời vào đại hội giảng kinh Pháp Hoa. Bấy giờ Thái úy Nguyễn Thường Kiệt (tức Lý Thường Kiệt) và Thứ sử Lạng Châu là tướng quốc Thân Châu càng thêm kính trọng. Và ngày nay, trong hiện tại việc trì tụng kinh Pháp Hoa rất lan rộng trong giới Phật tử, giúp họ rất nhiều trên bước tu tâm hành thiện theo đạo Giác ngộ. Trong kinh Pháp Hoa có một câu dạy rất đặc biệt, nêu lên mục đích ra đời của mười phương chư Phật, câu đó là “các đức Phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là vì khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”.

Chia Sẻ bài Viết
0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận