Khung cảnh của kinh này thuật lại hoàn cảnh Duy-ma-cật đang lâm bệnh tại nhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện (sa. upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ông hỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lý đã được Duy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏi thăm. Giáo lý của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạy cho Xá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường của thiền Đại thừa, đặc biệt là Thiền như Thiền tông chủ trương.
Trong chương thứ tư, khi được Văn-thù hỏi thăm vì sao bệnh và thế nào thì hết được, Duy-ma-cật nhân đây giảng rõ về đạo hạnh của một vị Bồ Tát cho tất cả cùng nghe.
Quan niệm trọng yếu của kinh này là tính không (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cả Hữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáo lý trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát (chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) – hiện thân của trí huệ siêu việt – cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữ không thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giãi bày bằng sự im lặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải là không hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhất có thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya).
Ngoài ra, kinh này còn minh họa rất sinh động cách sống của người Phật tử để nhắm đến giải thoát và cách áp dụng tri kiến về tính không trong cuộc sống hàng ngày, được Phật tử tại Đông Á, Đông Nam Á rất ưa chuộng và tụng đọc. Rất nhiều bài luận chú được viết và nổi tiếng nhất là: Chú Duy-ma (zh. 注維摩) của Tăng Triệu, 10 quyển; Duy-ma kinh huyền sớ (zh. 維摩經玄疏) của Trí Khải, 6 quyển; Duy-ma kinh nghĩa sớ zh. 維摩經義疏 của Cát Tạng. Tại Nhật, Thánh Đức Thái tử (zh. 聖德太子, 574-662) đã viết một bài luận quan trọng về kinh này dưới tên Duy-ma kinh nghĩa sớ (zh. 維摩經義疏). Ông dùng bản dịch của Cưu-ma-la-thập và có lẽ vì vậy, bản dịch này được sử dụng nhiều hơn hết tại Đông Á.
Bài Viết Liên Quan
CHƯƠNG I: II – ADHISTANA (PHẦN 2/6)
II. ADHISTANA: Hán văn thường dịch là Thần Lực, Uy Lực hay Gia Trì Lực. Nó là năng lực, ý...
CHƯƠNG II: I – LƯỢC SỬ MẬT-TÔNG TÂY-TẠNG
I. LƯỢC SỬ MẬT-TÔNG TÂY-TẠNG Trước khi Mật Giáo được truyền sang Tây Tạng, dân chúng nơi đây chưa có...
PHẦN 2 – HỒ LY HỚP HỒN ĐẮC KỶ
Từ khi vua Trụ đi dâng hương đền bà Nữ Oa trở về, mê bóng sắc pho tượng đến nỗi...
Bài 77 Triều Đường Thịnh Thế
Hôm nay ghi xuống lời vàng Chư Sư truyền dạy cho hàng đế vươngKhi xưa trong đất triều ĐườngPhồn hoa...
Xăm Quan Thánh 40
Xăm Quan Thánh 40: Thượng Cát 第四十号簽 上吉新來換得好規模何用隨他歩與趨只聽耳邊消息到崎嶇立盡見亨衢碧仙注好把工夫改換般門庭增喜轉眉端文書到手皆成就宜訟宜婚病亦安 Âm: Tân lai hoán đắc hảo quy mô,Hà dụng tùy tha bộ...
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 16
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 16 CÂU CHUYỆN TÂM LINH: Thế giới tâm linh của Hồ Cáp Ngô Duy Lâm...
Xăm Quan Thánh 19
Xăm Quan Thánh 19: Thượng Cát 第十九号簽上吉嗟子從來未得時今年星運頗相宜營求動作都如意和合婚姻誕貴兒 Âm: Ta tử tòng lai vị đắc thì,Kim niên tinh vận phả tương...
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 12
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 12 CÂU CHUYỆN TÂM LINH: Quý nhân phù trợ Cựu Giám đốc Cơ quan Tình...