14. KINH DUY MA CẬT

kinh duy ma cật mật phước tự

Khung cảnh của kinh này thuật lại hoàn cảnh Duy-ma-cật đang lâm bệnh tại nhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện (sa. upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ông hỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lý đã được Duy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏi thăm. Giáo lý của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạy cho Xá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường của thiền Đại thừa, đặc biệt là Thiền như Thiền tông chủ trương.

Trong chương thứ tư, khi được Văn-thù hỏi thăm vì sao bệnh và thế nào thì hết được, Duy-ma-cật nhân đây giảng rõ về đạo hạnh của một vị Bồ Tát cho tất cả cùng nghe.

Quan niệm trọng yếu của kinh này là tính không (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cả Hữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáo lý trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát (chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) – hiện thân của trí huệ siêu việt – cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữ không thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giãi bày bằng sự im lặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải là không hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhất có thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya).

Ngoài ra, kinh này còn minh họa rất sinh động cách sống của người Phật tử để nhắm đến giải thoát và cách áp dụng tri kiến về tính không trong cuộc sống hàng ngày, được Phật tử tại Đông Á, Đông Nam Á rất ưa chuộng và tụng đọc. Rất nhiều bài luận chú được viết và nổi tiếng nhất là: Chú Duy-ma (zh. 注維摩) của Tăng Triệu, 10 quyển; Duy-ma kinh huyền sớ (zh. 維摩經玄疏) của Trí Khải, 6 quyển; Duy-ma kinh nghĩa sớ zh. 維摩經義疏 của Cát Tạng. Tại Nhật, Thánh Đức Thái tử (zh. 聖德太子, 574-662) đã viết một bài luận quan trọng về kinh này dưới tên Duy-ma kinh nghĩa sớ (zh. 維摩經義疏). Ông dùng bản dịch của Cưu-ma-la-thập và có lẽ vì vậy, bản dịch này được sử dụng nhiều hơn hết tại Đông Á.

KINH DUY MA CẬT

0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
guest

Bài Viết Liên Quan

quan thánh đế quân hộ mạng

Xăm Quan Thánh 37

Xăm Quan Thánh 37: Trung Bình 第三十七号簽 中平焚香來告復何辭善悪平分汝自知屏却昧公心裏事出門無礙是通時碧仙注 :雨欲陷人終自陷欺心暗裏鬼神知若能改善求天福轉禍為祥事事宜 Âm: Phần hương lai cáo phục hà từ,Thiện ác bình phân...

quan thánh đế quân hộ mạng

Xăm Quan Thánh 52

Xăm Quan Thánh 52: Thượng Cát 第五十二号簽 上吉元坐幽居嘆寂廖孤灯掩映度清宵萬金忽報秋光好活計扁舟渡北朝碧仙注險阻之間刦似流此心憂䖏不成憂文書得力消多少自有容顏作語頭 Âm: Ngột tọa u cư thán tịch liêu,Cô đăng yểm ánh độ...

xăm quan thánh đế quân

Xin Xăm Quan Thánh Số 4: Hạ Hạ

Xin Xăm Quan Thánh Linh Xăm, quẻ thứ tư, xăm hạ hạ SỐ 4 Hạ Hạ (04) 第四号簽 下下去年百事頗相宜,若較今年時運衰;好把瓣香告神佛,莫教福謝悔無追。碧仙注好事從前過、問莫福吉來、頂天並拜地、庶可保無災。 Âm:...

mật phước tự triều đường thịnh thế

Bài 77 Triều Đường Thịnh Thế

Hôm nay ghi xuống lời vàng Chư Sư truyền dạy cho hàng đế vươngKhi xưa trong đất triều ĐườngPhồn hoa...

quan thánh đế quân hộ mạng

Xăm Quan Thánh 75

Xăm Quan Thánh 75: Thượng Cát 第七十五号簽 中吉生前結得好姻缘一笑相逢情自親相當人物無高下得意休論富與貧碧仙注兩情如水素流通何况姻缘一日同分外人交分外話如鴻遇順穩乘風 Âm: Sinh tiền kết đắc hảo nhân duyênNhất tiếu tương phùng tình...

kinh cựu ước

11. KINH THÁNH CỰU ƯỚC

Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh...

uế tích kim cang - mật phước tự

Trộm Pháp (Phần 3)

Sau đây cũng là một câu chuyện khác về “trộm pháp” của một anh bạn người Việt Nam mà tôi...

linh phù ẩn thân mật phước tự

Linh Phù Ẩn Thân

Tất cả những linh phù này đều có công năng linh dị, những người được Điểm đạo và được Tổ...

0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Chia Sẻ Bài Viết