15. KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA (HỘI THÍCH)

kinh chuẩn đề đà la ni hội thích

Lời dẫn KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA (HỘI THÍCH)

Mật giáo là tạng kinh Vô Tự. Nó thuộc loại Mật-Pháp Tâm Truyền mà khi điểm đạo truyền pháp, bậc Đạo-Sư chỉ dùng lối khẩu khẩu tương truyền mà trao pháp cho người được tuyển chọn. 

Kinh Đại Nhật viết: “Nầy, Bí Mật Vương! (Kim Cang Thủ Bồ-tát), vị A-xà-lê kia nếu thấy chúng sanh kham làm pháp khí:
a) Có sự tin hiểu sâu rộng.
b) Xa lìa trần cấu.
c) Mạnh-mẽ siêng năng.
d) Thường nghĩ đến việc lợi tha.
Nếu gặp người hội đủ 4 điều kiện trên, vị A-xà-lê nên tự đến khuyến phát mà bảo rằng:
“Nầy Phật tử! Đạo Pháp Đại Thừa chơn-ngôn đây, ta vì Bậc Đại-Thừa căn-khí mới khai-diễn, ông nên dùng trí tuệ phương tiện để thành tựu, tất sẽ chứng được đạo quả”.

Kinh Kim-Cang cũng có viết: “Vị A-xà-lê nếu thấy người có thể làm pháp khí, chất trực hòa nhã, trí tuệ sáng suốt, lòng tin bền chắc tuy kẻ đó không cầu pháp và vào Đạo Tràng, vị “Quán Đảnh Sư” nên kêu mà bảo rằng: “Nầy Thiện Nam Tử! Nghi thức bí tạng Mật Ngữ của Đại Thừa khó được nghe, ông muốn thành tựu trí-tuệ chân thật của Như Lai, phải một lòng tu hành pháp này, tất sẽ chứng được Nhất Thế Chủng Trí.” Lối bí truyền như vậy đã được luân lưu trên 2000 năm nay mà vẫn chưa hề thất lạc “Tâm Ấn”.

Mật Tông xác định: ỨNG THÂN PHẬT, Đức Thích CA MÂU NI ở cõi ta-bà này, sau khi thành đạo vào ngày thứ 7, trong khi Thiền Định đã nhập Pháp Thân Tam Muội, tuyên thuyết Mật-Pháp tại Kim Cang Pháp Giới cung cho Kim Cang Thủ Bồ-tát và chư đại Bồ-tát khác ở 10 phương thế giới đến tập hội. Đó là khởi nguyên của Tôn nầy vậy.
Sau bẩm theo lời Phật dạy, Ngài Kim Cang Thủ đã đem giáo-pháp ra hoằng-hoá và mật truyền Đại pháp lại cho Ngài Long-Thọ.”

“Ngài Long Thọ truyền cho Ngài Long Trí (vị nầy đã thọ hơn 700 tuổi). Ngài Long Trí truyền pháp cho nhiều vị pháp sư và Giáo sư tại tu viện Phật giáo Nalanda.

Tu viện Nalanda là trường Đại học Phật Giáo Đại Thừa đầu tiên tại đất Ấn vào thế kỷ thứ 7. Nơi đây đã từng đào tạo các bậc Tăng tài về Mật-Pháp sẽ đi hoằng-hóa khắp nơi sau nầy.

Từ viện Đại hoc Nalanda Mật giáo được truyền qua hai ngả: Về hướng Bắc sang Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, và về hướng nam sang Tích Lan, Miến Điện, Nam Dương, Mã Lai, Thái-Lan, Lào, Cao Miên, Việtnam…
Từ đó khởi nguồn cho hai trường phái chánh: Mật tông Bắc Tông và Mật tông Nam Tông.

Tại Tây tạng, vào thế kỷ thứ 8, vua TI-SONG-DE-TSEN có rước về nước một vị cao-tăng Mật Giáo người Ấn tên là PADMA-SAMBHAVA (Liên Hoa Sanh). Ông là một giáo sư danh tiếng về các khoa học thần bí ở viện Đại học Nalanda. Đến Samyé năm 747, ông lập một tu viện tại đó để dạy giáo lý Mật-Thừa của Đại-Thừa cho người Tây Tạng và thành lập phái Cổ Mật ADYOGA, còn được gọi là Hồng Mạo Phái.

Về sau, tình trạng của phái Cổ Mật qua 7 thế kỷ thịnh-phát đã bắt đầu suy đồi và tiêm nhiễm lắm sự mê-muội, mờ-ám nên có một vị sư tên là TSONG KHAMPA, nổi tiếng về tài biện-thuyết, sự trong sạch và các năng-lực thần thông đã đứng ra cải cách nền đạo cũ và sáng-lập một tông-phái mới, đó là Hoàng-Mạo Phái (MADYAMIKA). Phái nầy phát sanh phái KAHDAMPA sau nầy, tức là Giáo-hội có vị lãnh đạo là Đạt-Lai Lạt Ma.

Một tông phái Mật Giáo khác là phái Đại Thủ Ấn (MAHAMUDRA) được thành lập tại Tây Tạng vào thế kỷ 11, do một đạo sư người Tây Tạng tên là MARPA. Marpa sang Ấn độ học đạo với NAROPA, một bác-học-tăng về môn thần bí học tại viện Đại Học Nalanda. Trở về nước, ông thành lập tông phái những người áo vải (KARGYUTPA) mà danh tiếng còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay qua vị đệ tử MILAREPA, một đại hành giả Du Già Tây Tạng (Xem Milarepa bản dịch Đỗ Đình Hồng).
Cũng vào thế kỷ thứ 8, hai vị pháp sư Mật Pháp khác đã đến Trung-Hoa trước sau 4 năm và thành lập hai tông phái chính: Thai Tạng và Kim Cang mà các vị đệ tử đã luân phiên nhau làm Quốc sư suốt triều-đại các đời vua Đường.

Năm 716, Thiện Vô Úy (SUBHAKA RASHIMHA 637-735), từng là một vị vua của xứ ORISSA, sau xuất gia tu học tại viện Đại Học NALANDA, thâm hiểu Du Già (Yoga), chân ngôn (Dharani) và ấn quyết (MUDRA). Ông khởi hành đi Kashmir Tây Tạng và cuối cùng đến Tràng-An, kinh đô Trung Hoa. Ông được vua Huyền Tôn (685-762) tiếp đón rất nồng hậu và phong làm Quốc sư.

Năm 720, Kim Cang Trí (VAJRABODHI 663-723) đã từng tu tập tại NALANDA và sau đó học đạo với ngài Long Trí A-xà-lê ở Nam Ấn đã đáp thuyền đến Tràng An cùng với các đệ tử trong đó có ngài Bất Không. Tại đây ông được vua trọng đãi và giúp thành lập phái Kim Cang Giới.

Tại Nhật, Mật Giáo được mang về nước do các đại sư người Nhật du học tại Trung Hoa và sớm thiết lập thành 2 tông phái Thai-Mật và Đông Mật, ngự trị suốt cả thời kỳ Bình-An (HEIAN) và được học tập bởi các thành phần thượng lưu trí thức.
Truyền Giáo đại sư (767-823) đệ tử đời thứ 4 của Thiện Vô Úy đã lập thủ phủ của Thai Mật (Mật Giáo pha lẫn với giáo lý của Thiên Thai tông) tại núi Tỉ Duệ (HIEI) sừng sững ở phía Đông Nam của đô thị Tokyo, và Đông mật được thành lập bởi Hoằng Pháp đại sư, môn đệ của Tuệ Quả Hòa thượng. Hoằng Pháp là Tổ thứ 8 tại Trung Hoa và là Sơ tổ của Mật Tông tại Nhật.

Hai tông phái trên có tất cả trên mười ngàn ngôi chùa, hai trường Đại Học, hai trường Trung Học, số lượng tín đồ lên đến hàng trăm ngàn người.

Về phía Nam, Mật Giáo trước hết, đã được lưu truyền tại Tích Lan do Ngài Long Trí. Sử ghi rõ sau khi Kim Cang Trí mất, Bất Không Tam Tạng đã sang Tích Lan và gặp Ngài Long Trí, sư tổ của ông đang hoằng hóa tại đây.

Ngoài ra, Pháp sư Phổ Hiền (Samantabhadra) đã có mặt tại Tích Lan từ lâu để hoằng hóa Mật Giáo. Chính sau nầy Bất Không đã dẫn đệ tử cả thảy 37 người, sang Tích Lan để tham khảo thêm về các bộ kinh Mật với Pháp sư Phổ Hiền.
Hơn thế Ngài Kim Cang Trí đã từng đặt chân tại Nam-Dương trên bước đường hành đạo trước khi đến Trung Hoa.
Các dữ kiện cho thấy Mật phát triển về hướng Nam cũng bằng một lượng kinh điển phong phú và đồng thời điểm với Mật Tông Bắc Tông.
Các Sư Cả tại Thái-Lan, Lào, Cao Miên… phần lớn đều thông đạt về Mật Pháp do sự truyền bá Mật Giáo từ Tích Lan. Cho đến hiện đại họ vẫn được các tín đồ kiêng nể về các năng lực thần thông.

Thật ra Mật Tông Bắc Tông và Nam Tông cũng đồng sử dụng Chơn ngôn, Pháp ấn và Linh Phù trong việc tu tập thiền định và thi triển phép lạ. Nhưng qua quá trình phát triển riêng rẽ trên cả ngàn năm, hai tông này đã trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Trong khi Bắc Tông ôm chấp lấy các phần kinh hữu tự của Mật Giáo do các Sư Tổ lưu truyền và giới hạn tối đa việc trao truyền tâm ấn, Nam Tông mặt khác lại trực chỉ đi vào vấn-đề thực nghiệm huyền bí và coi nhẹ phần kinh hữu tự. Đó cũng là lý do tại sao Bắc Tông để thất truyền tâm ấn, trong khi đó Nam Tông lại khó tìm ra kinh sách để cho người đời tham khảo.

“Người lưu hành bản kinh này, do cơ-duyên may mắn đã được Cố Thượng Tọa Thích-Viên-Đức truyền trao Ấn Khế Bí Mật, Đại-giới của Mật Giáo và toàn bộ y pháp của Ngài, và sau đó hơn một năm, đã được ông Phạm Công Triêu (87 tuổi) một tu sĩ đã từng hành đạo trên 50 năm qua, trao truyền cho toàn bộ y-pháp của Mật tông Nam Tông.

Thượng Toạ Thích Viên Đức đã bắt đầu phổ truyền các bản kinh Mật Giáo từ năm 1970 mà một số các tác phẩm chính được liệt kê như sau:
Kinh Hiển Mật Viên Thông, Kinh Chuẩn Đề Hội Thích, Kinh Đại Thừa Bảo Trang Nghiêm Vương, Kinh Mật Pháp Nhất Tự Đà-La-Ni, Kinh Đại Bảo Quảng Bát Thiên Trụ Bí Mật Đà-La-Ni, Kinh Bảo Khiếp Ấn Đà-La-Ni, Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng, Kinh Tùy Cầu Tức Đắc Đà-La-Ni v.v… Cộng chung lại có trên 10,000 bản kinh đã được lưu hành tại Việt-Nam.
Ông Phạm Công Triêu được lệnh phổ truyền Tâm Ấn của Nam Tông từ năm 1974, cho đến nay (1983) tông-phái đã thu hút hơn năm ngàn thanh niên và thiếu nữ, đã được thọ truyền Mật Pháp tại Việt-Nam.

Mật-Tông Phật giáo bắt đầu 1 kỷ nguyên thịnh vượng mới, kỷ nguyên phổ truyền do Thiên Cơ ấn định để chuẩn bị cho dân tộc Việt-Nam một đời sống tâm linh đạo đức và đồng thời phổ biến một thông điệp rõ ràng để xác định có một đời sống linh hồn bất diệt sau đời sống thể xác chóng tan hoại nầy, và có một quyền lực siêu-hình của các đấng Thần-Linh đang chi-phối và hướng-dẫn tâm-linh của nhân loại.

Trong thời kỳ phổ truyền, phương pháp điểm đạo truyền pháp (Tâm Ấn) được thực hiện rất đơn giản: với một ly nước lạnh được chú nguyện Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng, sẽ tức khắc đưa quí-vị mật tiếp với Thần Lực Hải của chư Phật và Nguyện Lực Hải của chư Bồ-tát để được mật tiếp truyền dạy hàng trăm đạo Ấn, các nguyên lý YOGA thiền-định, Thập bát ban võ nghệ của bộ môn Thiếu Lâm chơn truyền… Sau đó với phương pháp Tam Công:
Công phu: Niệm Phật, trì chú, tham thiền, tụng kinh v.v…
Công quả: Lập công bồi đức bằng các việc thiện…
Công trình: Sửa trao tâm tánh theo hạnh lành…
Người thọ pháp sẽ lần lượt đạt được Thần Nhãn, Xuất-Hồn, Huệ-Tâm, Huệ-Nhĩ, Huệ-Khẩu v.v… Người tu Mật Giáo chỉ cần tu tập tại nhà, song song với các công việc làm ăn để sinh sống mà không cần lên núi ba năm ba tháng ba ngày theo kiểu bí truyền khó-khăn như xưa của Mật Tông Tây-Tạng.

Đó là một hồng ân của Trời Phật trong thời Mạt Hạ nầy. 

Colorado, Ngày 16 tháng 4 năm 1983
Nhóm Mật Giáo Colorado

 

KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI (HỘI THÍCH)

0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
guest

Bài Viết Liên Quan

mật phước tự cư sỹ triệu phước, nam tào bắc đầu. bệnh vô hình

Câu Chuyện Số 12: Bệnh Vô Hình

Bác sĩ Quang là một bác sĩ được lưu dụng thời sau 75. Ông khá thâm niên trong nghề nên...

mật phước tự cư sỹ triệu phước, chúa jesus, lạc ma Tây Tạng

Câu Chuyện Số 8: Lạt Ma Tây Tạng

Nguyễn Thành Nhơn đã 82 tuổi. Trông ông chỉ tưởng ông chừng mới hơn 50. Xuất thân từ một gia...

CHƯƠNG VI: IV – KINH THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT QUẢNG ÐẠI VIÊN MÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ÐÀ-LA-NI.

Đời Đường, Sa-môn Dà-Phạm Đạt-mạ, người xứ Tây Thiên Trúc dịch. Như thế tôi nghe, một thời, đức Phật Thích-ca...

MẬT PHƯỚC TỰ KHUYẾN TU

Bài 54: Thơ Khuyến Tu Từ Thầy Quảng Nghệ

Các trò cầu pháp lão đây. Cúng dường cảm kích ơn thầy truyền trao Lão vui mừng biết dường nào...

trấn yểm sông tô lịch 1 mật phước tự

Trận Đồ Trấn Yểm Sông Tô Lịch (Phần 1)

Trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch (phần 1) Mật Phước Tự xin tóm lược lại sự kiện “Sông Tô...

học quyền thuật- Mật Phước Tự

LONG BÌNH ĐIỀN (Phần 2/4)

Buổi trưa chúng tôi đã đến nhà của một huynh đệ của chúng tôi tại Mỹ Tho do sự sắp...

mật phước tự linh phù trừ tà ma quỷ mị

Linh Phù Trừ Tà Ma Quỷ Mỵ

Tất cả những linh phù này đều có công năng linh dị, những người được Điểm đạo và được Tổ...

linh quạng tịnh xá phần 2

LINH QUANG TỊNH XÁ VÀ HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ ỨNG (Phần 2)

LINH QUANG TỊNH XÁ VÀ HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ ỨNG (Phần 2) Thầy cả đặt bàn tay phải lên đảnh...

0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Chia Sẻ Bài Viết