CHƯƠNG I: VI – Phép Hộ Ma (PHẦN 6/6)

VI. PHÉP HỘ MA:
Hộ ma, Trung Hoa dịch là hỏa thiêu, hỏa tế để chỉ cho cảnh lửa cháy lẫy lừng hay sự cúng tế bằng lửa. Hộ ma còn có nghĩa là thiêu ám để chỉ cho lửa trí tuệ thiêu đốt nghiệp. Về phép hộ ma, trong Du-già1 hộ ma nghi quỹ2 nói: “Tức tai Kiết Phật ấn3. Tăng ích cờ xí báu4. Hàng phục Kim Cang nộ5. Câu triệu Kim Cang câu6. Thỉnh mời liền ứng nhau. Kính ái liên hoa bộ7. Năm Du-già như thế nên làm phép Hộ ma”.Có 2 loại Hộ ma: Ngoại Hộ ma và nội Hộ ma.
-Ngoại Hộ ma là dùng phép hỏa tế cúng dường tất cả thân Phổ Môn8 để tăng ích thế lực không thể nghĩ bàn của mật chú và khiến cho chân ngôn mau được thành tựu.-Nội Hộ ma là dùng lửa trí tuệ đốt sạch cỏ rác phiền não bên trong, cần phải lấy Bồ-đề tâm9 làm động lực căn bản. Trong Kiến lập Hộ ma nghi quỹ có nói: “Vì nghiệp chướng che lấp, quán nơi môn chữ A10, dùng trí tuệ mãnh liệt, tưởng chung quanh thành lửa, như kiếp hỏa lẫy lừng, thiêu đốt nghiệp phiền não, và củi gỗ vô minh, không còn sót vật chi, tuôn chảy bạch cam lồ11, tươi mát mười phương cõi, những nhiệt não12 chúng sanh, giúp lớn mầm Bồ-đề, thứ lớp sanh các chữ, đây chính là pháp thân, bí mật nội hộ ma”.

Thật sự pháp ngoại hộ ma chỉ có tác dụng diệt tội sanh phước trong sanh tử giới13, phép nội hộ ma thì có công năng dứt trừ phiền não khiến cho siêu thoát luân hồi. Nếu bậc chơn ngôn hành giả chỉ làm phép ngoại hộ ma theo thế đế14 mà không hiểu ý nghĩa về nội hộ ma thì cũng đồng với hạng người thờ cúng lửa mà thôi.

Tóm lại trên hết thảy Chư Tôn Bồ-tát, Mật Giáo thờ Pháp Thân của Đức Thích Tôn hay còn gọi là Đại Nhật Như Lai, Phạn ngữ là Tỳ-lô-giá-na Phật (MAHAVAIROCANA). Tổ chức của giáo đoàn Mật Giáo cũng chia thành cấp bậc để tôn xưng lẫn nhau. Nhưng các thuật bí truyền đều đóng cửa cài then, dấu kín cho những người ngoại đạo không biết đến. Sở dĩ như thế là vì Mật Tông là Tâm pháp bí truyền hay còn được gọi là mật pháp tâm truyền, vì đây là một pháp môn bí nhiệm, không được truyền ra quảng đại quần chúng và khi truyền pháp này các hành giả chỉ dùng lối khẩu khẩu tương truyền. Xưa nay các tâm pháp thường thường là bí pháp và ít khi được phổ truyền. Vì sao tâm pháp hay mật pháp lại phải bí truyền? Ngày xưa, vào học đạo, khi một vị Thầy hay Tổ muốn truyền Tâm pháp cho đệ tử, thường vị ấy phải theo dõi học trò, xem trong số các đệ tử có người nào hạnh tốt, nghiệp trần nhẹ rồi và có tâm trí quyết cầu giải thoát, dứt bỏ trần ai, thì sẽ gọi riêng đứa đó lại, dùng lối khẩu khẩu tương truyền để dạy riêng cho nó, trao cho nó cái bí pháp quý giá để nó tu luyện cầu giải thoát. Mục đích lựa chọn như vậy là để ngăn ngừa vì tâm pháp là báu vật, nếu trao nhằm kẻ không xứng đáng hoặc không biết giữ gìn, chẳng khác nào vứt báu vật xuống sông biển mà thôi. Nếu hành giả thọ tâm pháp mà nghiệp còn nặng, trần còn mê, tánh còn nặng trược, tâm chưa muốn vứt bỏ, ý chưa quyết giải thoát, thì nhận được pháp báu phỏng có ích gì? Chỉ khiến phá pháp hư hoại đi thôi! Dù nếu không giữ tính cách bí truyền, những nghi thức hành lễ của Mật Giáo cũng mang nhiều bí ẩn phức tạp, nếu có phô bày ra cho thiên hạ trông thấy thật đấy, nhưng người ngoài cũng khó mà lường được ý nghĩa trình bày. Vì các lý do trên, tông này mới có danh gọi là “Bí Mật Phật Giáo” gọi tắt là Mật Giáo. Mật Tông còn có một danh gọi khác là Chơn Ngôn Tông vì là biểu thị cho con đường của nguyên ngôn, ở đây thay vì ngôn ngữ nói mà lại chính là con người nói. Con người nói bằng nguyên ngôn nghĩa là bằng Mantra hay là chú, Yantra hay là Ấn, Mandala hay là Đàn Pháp và Maithuna hay là Tình Thương.

Hết Chương I

Chia Sẻ bài Viết
0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận