Khi dịch ra Hoa Văn thì các vị Đạo Sư thường dịch tên Kinh này là: Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh, Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh (Vairocanābhisaṃbodhi-sutra), Đại Tỳ Lô Giá Na Kinh và thường gọi tắt là Kinh Đại Nhật (Mahā-vairocana-sūtra)
Theo Huyền Thoại thì Kinh Đại Nhật có 2 nguồn gốc:
1. Ngài Long Thọ (Nāgārjuna) tìm được Kinh Bản này trong cái tháp sắt ở Nam Ấn, sau đó mới lưu truyền cho đời. Huyền thoại này được hệ Đông Mật ở Nhật Bản công nhận.
2. Giáo Pháp bí mật được bảo tồn trong hang đá trên đỉnh núi cao ở phía Bắc kinh thành của xứ Bột Lỗ La (Bắc Ấn Độ). Một ngày nọ hàng ngàn con khỉ đem Kinh Điển ra ngoài phơi thì có ngọn gió lớn cuốn bay một quyển Kinh chữ Phạn. Một ông tiều phu nhặt được Kinh Bản này và đem dâng cho vị vua xứ ấy. Ngay chiều hôm đó, một con khỉ lớn đến gặp nhà vua đòi Kinh. Nhà vua thuyết phục con khỉ cho phép sao chép Kinh Bản trong 3 ngày rồi trả lại Kinh Bản gốc. Sau đó nhà vua giao Kinh Bản đã sao chép cho Đông Cung Thái Tử gìn giữ. Một thời gian sau, nhà vua gặp được một tu sĩ Du Già có phẩm cách lạ thường nên mới tặng Kinh Bản này cho vị tu sĩ ấy. Huyền thoại này được hệ Đài Mật ở Nhật Bản công nhận.
Theo truyền thuyết thì Kinh Đại Nhật có 3 nguồn gốc:
1. Bản Pháp Nhĩ thường hằng (Pháp Nhĩ Thường Hằng Bản): Dùng Tâm Vương, Tâm Số, chư Tôn mỗi một vị diễn nói sự nội chứng của chính mình
2. Bản rộng lớn được lưu truyền (Phần Lưu Quảng Bản): Bồ Tát Long Thọ (Nāgārjuna) vào cái tháp sắt ở Nam Thiên Trúc được Ngài Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva) trao cho Kinh Bản này gồm có 10 vạn bài Tụng.
3. Bản tóm lược được lưu hành (Phần Sớ Lược Bản): Tức Kinh Đại Nhật (7 quyển) đang được lưu hành, là Kinh Bản có hơn 3 ngàn bài Tụng tức là phần rất tinh yếu của 10 vạn bài Tụng.
Bài Viết Liên Quan
Bài 114: Kinh cầu
Cầu xin ơn Phật Trời cao Cho con nhẹ gánh khổ đau tháng ngày Đời trôi lạc lối cuồng quay...
Phần 3: NHÂN DUYÊN VỚI BÁT NHÃ TÂM KINH
Tâm Kinh, hay còn gọi là Bát nhã tâm kinh là một bộ kinh rất quan trọng trong Phật giáo....
Bài 100: Kiếm Rồng Cứu Nguy Nước Nhà
Năm Thìn bão lụt thiên taiNước dâng khắp chốn bi ai cõi lòngLão ngồi mòn mỏi đợi trôngBiết bao giờ...
Bài 16: Chân Long Thiên Tử Là Ai?
Môn đồ tham vấn hỏi Thầy: “Chân long thiên tử thời này là ai?” Lão nghe chỉ biết thở dàiSao...
LINH XĂM ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO – QUẺ SỐ 3
QUẺ SỐ 3 – TRUNG BÌNH TRIỆU Vong dương bổ lao. DỊCH Mất dê mới lo rào chuồng. TỔNG THI...
CHƯƠNG II: IV – MẬT TÔNG TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Mấy xứ Tích Lan (Sri Lanka), Xiêm (Thái Lan), Cao Miên (Campuchia), Miến Điện, Lào, Nam Dương (Indonesia), Mã Lai...
Bài Pháp Số 8: Đại Bồ Tát Duy Ma Cật Khai Ngộ Cho Phú Lâu Na
Phú Lâu Na (Pūrṇa Maitrāyaṇīputra, 滿慈子) là một trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca, nổi tiếng là...
Xăm Quan Thánh 39
Xăm Quan Thánh 39: Hạ Hạ 第三十九号簽 下下北山門下好安居若問終時慎厥初堪笑包藏許多事鳞鴻雖便莫修書碧仙注人里安居善自全有時暗地結姻緣對靣好議心曲事莫將隱奧與人傳 Âm: Bắc sơn môn hạ hảo an cư,Nhược vấn chung thời thận...