Nhiều độc giả có cùng thắc mắc phải chăng sự kiện sông Tô Lịch bị trấn yểm là do Cao Biền làm? Điều này có thật hay không, xin mời quý độc giả cùng Mật Phước Tự chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề trên.
Vậy trước hết, Cao Biền là ai, quyền phép lớn đến mức nào mà có thể thực hiện những bí pháp trấn yểm như vậy?
Theo nguồn Wikipedia, Cao Biền (tiếng Trung: 高駢; tự Thiên Lý (千里); 821–887) là một viên tướng của nhà Đường, ông là người thay mặt cho nhà Đường cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ năm 866 đến năm 875 với chức vụ tiết độ sứ. Sau lại làm phản nhà Đường và bị vua Đường giết năm 887.
….
Tới Giao Chỉ, Cao Biền nhận ra đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có thể cát cứ cho riêng mình, từ đó ôm mộng lập quốc để làm vương. Cao Biền bắt đầu giấc mộng này bằng việc xây dựng thành Đại La. ….
Khi Đại La xây xong, Cao Biền nghiên cứu tài liệu, chợt nhận ra rằng mình đã vô tình khởi tạo lại sức sống cho một quốc gia cổ. Nếu quốc gia này tái sinh, sự tồn tại của Trung Hoa có khi sẽ bị đe dọa. Cao Biền sợ quá liền viết báo cáo gửi về cho vua Đường, rồi tự mình đi trấn yểm để phá Giao Chỉ. Duy chỉ có thành Đại La là Cao Biền không thể hủy hoại được.
Còn bản thân nước Nam, suốt 1000 năm sau đó, lặng lẽ mở rộng bờ cõi về phía Nam. Từ biên giới lúc đầu chỉ ở vùng Nghệ An, dần dần quốc gia Giao Chỉ mở rộng bờ cõi, sáp nhập Chân Lạp, Chiêm Thành và một phần lớn quốc gia Phù Nam. Điều đặc biệt ở đây là văn hóa giao chỉ, cùng với sự mở rộng bờ cõi, đã dễ dàng được các vùng đất mới hấp thu và bản địa hóa.
Về già, Cao Biền trở nên tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài-Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ, năm Trung Hòa thứ năm (885) Cao Biền tạo phản, nhà Đường cử Tuyên Châu quan sát sứ là Tần Ngạn trợ chiến với Tất Sư Đạc. Năm Quang Khải thứ ba (887), Tất Sư Đạc xuất quân từ Cao Bưu, hợp cùng các tướng khác tấn công Dương Châu. Cao Biền phái người đi cầu cứu Dương Hành Mật, nhưng người của Cao Biền chưa tới nơi thì thành Dương Châu đã bị phá, Cao Biền bị bắt làm tù nhân, một thời gian sau bị Tần Ngạn, Tất Sư Đạc giết chết.
…
Xét ra, theo sử Trung Quốc, chính Cao Biền khi về Bắc bị cấp dưới là Lã Dụng Chi cuốn vào những trò ma thuật phong thủy và trở thành nạn nhân của những trò pháp thuật đó. Nếu là thầy phong thủy cao tay, ông phải là người đi mê hoặc người khác, không thể bị mê hoặc và bị chết bởi thuật này
Về việc trấn yểm sông Tô lịch, chúng tôi tin là việc đó có thật, nhưng nếu quy cho là do Cao Biền làm thì chưa chắc đâu. Theo sử Tàu viết, Cao Biền tạo phản và bị vua Đường giết chết, từ đó có thể suy luận là một nhà pháp thuật cao tay ấn, có thể làm việc trấn yểm một nước thì có lý nào lại tạo phản để bị giết chết. Chứng tỏ Cao Biền không thông về mạng cách của mình thì làm sao có pháp thuật gì cao, và còn thêm cái chuyện bị cấp dưới lôi cuốn vào trò ma thuật phong thủy để trở thành nạn nhân của những pháp thuật đó. Tuy không thấy nói rõ là nạn nhân ra sao, nhưng cũng là một yếu tố để thấy được Cao Biền không phải là đại pháp sư. Ngoài ra nếu nói Cao Biền ếm nước Nam thì nước Nam sau khi đó sao lại có thể tiếp tục phát triển bờ cõi suốt 1000 năm được?
Hơn nữa, trận đồ bát quái tìm được tại sông Tô Lịch được các nhà khảo cổ chứng minh là thuộc đời Lý. Cho nên quan điểm cho rằng trận đồ này do Cao Biền lập là không có cơ sở. Từ khi Cao Biền tiến hành trấn yểm đến đời Lý là khoảng hơn 200 năm – sông lấp sóng bồi, vậy mà tại sao lúc phát hiện, các di vật đều cùng một niên đại, đều cùng một địa tầng – đó là một điều vô lý.
Như vậy thì phải chăng việc trấn yểm sông Tô Lịch là từ sau Cao Biền, và do một pháp sư nào bí mật khác đã làm? Xin mời quý độc giả đón xem kỳ sau.
Bài Viết Liên Quan
Bài 59 Vọng Cố Hương
Môn đồ hỏi lão thế này. “Thầy đây có muốn quay về Việt Nam?” Lão nghe chỉ biết cười trừ...
Câu Chuyện Số 6: Lý Giải Thiên Linh Cái
Thiên Linh Cái mới đầu cũng chỉ là một vong hồn bình thường. Từ khi được kết nạp vào băng...
CHƯƠNG II: I – LƯỢC SỬ MẬT-TÔNG TÂY-TẠNG
I. LƯỢC SỬ MẬT-TÔNG TÂY-TẠNG Trước khi Mật Giáo được truyền sang Tây Tạng, dân chúng nơi đây chưa có...
Bài 14: Ác Trận Trấn Yếm Việt Nam
Từ đời vua Lý đến Trần Qua kỳ Trịnh Nguyễn tranh phân hai đàngTrận đồ trấn yểm Nam bangNgày càng...
Xăm Quan Thánh 19
Xăm Quan Thánh 19: Thượng Cát 第十九号簽上吉嗟子從來未得時今年星運頗相宜營求動作都如意和合婚姻誕貴兒 Âm: Ta tử tòng lai vị đắc thì,Kim niên tinh vận phả tương...
Làm đạo với cây đàn violin
Vào khoảng những năm 80, nhóm Mật giáo chúng tôi bắt đầu rong ruổi từ Colorado đi khắp nước Mỹ...
TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 10
CÂU CHUYỆN TÂM LINH: Ở HIỀN GẶP LÀNH Ban Biên tập Mật Phước Tự xin giới thiệu đến quý độc...
Bài 46 Thơ Hồi Đáp Cho Học Trò
Trò rằng: “Thầy ở quá xa. Khó mà gặp gỡ khó mà tu theo Trò đây thấy thật cheo leo...