Lời tựa

MẬT GIÁO
(Các Giáo Lý Bí Truyền)LỜI TỰA

Nhóm Mật Giáo xin giới thiệu đến các đạo hữu quyển sách Huyền Bí Học trong Phong Thần bao gồm những bài bình luận của cư sĩ Đức Quý về bộ môn siêu hình; chỉ rõ những nguyên lý siêu hình căn bản cũng như những quy luật tổng quát trong sự điều hành của thần linh mà cư sĩ đã rút tỉa qua những chứng nghiệm huyền bí trong đời sống như: bịnh tà, bùa chú, phép lạ…, cùng với những bài khảo cứu về giáo thuyết của các đạo giáo như: Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Khổng Giáo…

Tất cả các bài đăng trong quyển sách này của cư sĩ Đức Quý đều đã được đăng trong Tập San Mật Giáo từ số 3 / 1985 đến số 17 / 1986.

Nhóm Biên Tập
Xuân 1986

 

************************

THƠ NGỎ:

Bản thảo cuốn sách Huyền Bí Học trong Phong Thần (1986) nay được cho tái bản lần thứ hai. Chúng tôi đã có ý giữ lại nguyên bản không sửa những sai sót về chính tả, chấm phết, và những chi tiết khác. Mục đích là mong đọc giả có được tinh thần của người biết đọc sách, được ý quên lời, không cần câu nệ hình thức mà chỉ cốt lấy được nội dung.

Ban biên tập
Cuối xuân 2005

 

************************

LỜI ĐẦU:

Trong “Thất Chơn Nhơn Quả” có đề cập đến việc một đạo sĩ tu Tiên và một hòa thượng tu Phật là hai bậc đắc đạo, có phép thần thông và am tường lẽ biến hóa của trời đất. Đạo sĩ Khưu-Trường-Xuân là thầy của vua, còn hòa thượng Bạch-Vân (?) là thầy của hoàng hậu. Một tăng một đạo tranh tài cao thấp với nhau nên đã thi triển rất nhiều phép lạ và tạo nhiều việc thị phi khiến một ông thì sói đầu một ông thì mất chùa. Sau đó dứt việc hồng trần, hai ông mới hòa hiệp với nhau và mỗi người viết một pho truyện với mục đích là dung hòa Tiên-Phật. Do đó mới có bộ truyện “Phong Thần” và “Tây-Du”. Lần hồi người thế thêm thắt ít nhiều vào, có người lại đem ra bình luận mà không thông hiểu huyền học, nên khiến người đời càng thêm khó hiểu các chuyện thâm huyền… Nay lại đem chuyện Phong-Thần nói lại để độc giả mua vui, sau luận bàn điều huyền bí mà ôn cố tri tân, ắt không phải là điều vô ích vậy!

Cư sĩ Triệu Phước – Pháp danh Đức Quý
0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
guest

Bài Viết Liên Quan

TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 7

Cuộc Đời Thầy Pháp Của Ba Tôi Luyện Thiên Linh Cái Ba tôi cũng tuân theo nhiều điều cấm kỵ...

10. KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh được truyền bá rất sớm...

mật phước tự thầy quảng nghệ gày đông kiếm rồng bảo kiếm

Bài 38 Cảm Thán Ngày Đông

  Hoa Kỳ đang lúc vào đông. Bốn bề trắng xóa, gió lồng khắp nơiNgồi nhìn hoa tuyết buông rơiThưởng...

linh quang tịnh xá

LINH QUANG TỊNH XÁ VÀ HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ ỨNG (Phần 1)

Ban Biên Tập Mật Phước Tự xin giới thiệu đến quý vị độc giả bài viết của cư sĩ Triệu...

xăm quan thánh đế quân

Xăm Quan Thánh 30

Xăm Quan Thánh 30: Trung Cát 第三十号簽 中吉奉公謹守莫欺心自有亨通吉利臨目下營求自休矣秋期與子定佳音碧仙注先難後易莫相欺謀望營求秋可宜謹守定应多福祿且須從緩待其時 Âm: Phụng công cẩn thủ mạc khi tâm,Tự hữu hanh thông cát...

sống chậm mật phước tự

Bài 81: Sống chậm…

Cuộc đời phũ lắm ai ơiCó đây mất đó chẳng thời biết đâuĐời người tranh đấu bạc đầuLàm không ngưng...

TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 17

TẬP SAN MẬT PHƯỚC SỐ 17 CÂU CHUYỆN TÂM LINH: Thế giới tâm linh của Hồ Cáp Ngô Duy Lâm...

CHƯƠNG I: V – Đàn Pháp (PHẦN 5/6)

V. ĐÀN PHÁP: Mandala có nghĩa là Đàn hay Đạo-Tràng, rắc rối hơn nhiều. Trong kinh Đại Nhật, Kim-Cang-Thủ Bồ-tát...

0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Chia Sẻ Bài Viết