14. KINH DUY MA CẬT

kinh duy ma cật mật phước tự

Khung cảnh của kinh này thuật lại hoàn cảnh Duy-ma-cật đang lâm bệnh tại nhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện (sa. upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ông hỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lý đã được Duy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏi thăm. Giáo lý của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạy cho Xá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường của thiền Đại thừa, đặc biệt là Thiền như Thiền tông chủ trương.

Trong chương thứ tư, khi được Văn-thù hỏi thăm vì sao bệnh và thế nào thì hết được, Duy-ma-cật nhân đây giảng rõ về đạo hạnh của một vị Bồ Tát cho tất cả cùng nghe.

Quan niệm trọng yếu của kinh này là tính không (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cả Hữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáo lý trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát (chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) – hiện thân của trí huệ siêu việt – cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữ không thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giãi bày bằng sự im lặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải là không hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhất có thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya).

Ngoài ra, kinh này còn minh họa rất sinh động cách sống của người Phật tử để nhắm đến giải thoát và cách áp dụng tri kiến về tính không trong cuộc sống hàng ngày, được Phật tử tại Đông Á, Đông Nam Á rất ưa chuộng và tụng đọc. Rất nhiều bài luận chú được viết và nổi tiếng nhất là: Chú Duy-ma (zh. 注維摩) của Tăng Triệu, 10 quyển; Duy-ma kinh huyền sớ (zh. 維摩經玄疏) của Trí Khải, 6 quyển; Duy-ma kinh nghĩa sớ zh. 維摩經義疏 của Cát Tạng. Tại Nhật, Thánh Đức Thái tử (zh. 聖德太子, 574-662) đã viết một bài luận quan trọng về kinh này dưới tên Duy-ma kinh nghĩa sớ (zh. 維摩經義疏). Ông dùng bản dịch của Cưu-ma-la-thập và có lẽ vì vậy, bản dịch này được sử dụng nhiều hơn hết tại Đông Á.

KINH DUY MA CẬT

0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
guest

Bài Viết Liên Quan

website-mật-phước-tự

Bài 80: Website Mật Phước Tự

Website Mật Phước TựMATPHUOCTU.COMWebsite Mật Phước đã xongXin mời đạo hữu vui lòng ghé chơiCùng nhau nghiên cứu Đạo –...

CHƯƠNG I: VI – Phép Hộ Ma (PHẦN 6/6)

VI. PHÉP HỘ MA: Hộ ma, Trung Hoa dịch là hỏa thiêu, hỏa tế để chỉ cho cảnh lửa cháy...

mật phước tự ngũ trí như lai

Bài 57 Cảm Tạ Ơn Phước Của Trời

Lão dù tu đạo đã lâu. Nhưng luôn tâm niệm mình đâu là gì Phận mình kiến cỏ giun trùng...

cư sỹ triệu phước - chim đađa trị tà mật phước tự

Câu Chuyện Số 3: Chim Đa Đa Trị Tà

Sư huynh của Chimdada tu ở 1 chùa Miên tại miền Tây, thuật cho đệ tử của thầygià nghe là...

CHƯƠNG III: II – CÁC KINH KHÁC TUYÊN THUYẾT VỀ THẦN CHÚ THUỘC PHẦN MẬT GIÁO

Ngoài 2 bộ kinh căn bản Đại Nhật và Kim Cang Đảnh, nhiều bộ kinh khác được phiên dịch từ...

trưởng giả thiện đức

Bài Pháp Số 12: Đại Bồ Tát Duy Ma Cật Thuyết Pháp Cho Trưởng Giả Tử Thiện

Trưởng Giả Tử Thiện Đức 1 Trưởng Giả Tử Thiện Đức 2 Trưởng Giả Tử Thiện Đức 3 Trưởng Giả...

Bài Pháp Số 4: Đại Bồ Tát Duy Ma Cật khai thị cho Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất (Sāriputta) là một trong mười đại đệ tử xuất sắc của Phật Thích Ca , được biết...

mật phước tự bảo kiếm rồng thần việt nam kiếm lệnh 2

Bài 23: Bảo Kiếm Rồng Thần

Dạo này bận bịu không ngơi. Phổ truyền pháp Phật theo lời Thần MinhAi cầu pháp Phật thông linhLão đều...

0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Chia Sẻ Bài Viết