Bài Pháp Số 5: Đại Bồ Tát Duy Ma Cật nhắc nhở Đại Ca Diếp về chân lý tu hành

Đại Ca Diếp (Mahākāśyapa) là một trong mười đại đệ tử của  Phật Thích Ca , nổi tiếng với danh hiệu “Đệ nhất khổ hạnh”. Ngài được xem là hình mẫu tiêu biểu về đời sống giản dị, khổ hạnh và tinh tấn tu hành, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và truyền bá giáo pháp sau khi Phật nhập Niết Bàn.

 

Phật bảo Đại-Ca-Diếp:

– Ông đi đến thăm bịnh ông Duy-Ma-Cật

Ca-Diếp bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao? – Con nhớ lại trước kia, khi khất thực xong. Lúc ấy ông Duy-Ma-Cật đến nói với con rằng:

– Này ngài Đại-Ca-Diếp! Có lòng từ bi mà không phổ cập là bỏ nhà giàu mà đi đến nhà nghèo. Ngài Ca Diếp! Ở pháp bình-đẳng nên đi khất-thực theo thứ lớp. Vì không ăn mà đi khất-thực; vì phá tướng hòa-hiệp mà bốc cơm ăn; vì không nhận mà nhận món ăn của người; vì tưởng “không tụ” mà vào làng xóm; có thấy sắc cũng như người đui; có nghe tiếng cũng như vang; có ngửi mùi cũng như gió; lúc nếm vị không phân-biệt; chạm các vật như trí chứng; biết các pháp tướng như huyễn, không tự tánh, không tha-tánh, trước vốn không sanh, nay cũng không diệt.

Ngài Ca Diếp! Nếu có thể không bỏ bát tà, mà vào bát giải-thoát, dùng tướng

 

tà mà vào chánh-pháp, dùng một bữa ăn mà thí cho tất cả, cúng-dường chư Phật và các bực hiền-thánh rồi sau mới ăn. Ăn như thế, không phải có phiền-não, không phải rời phiền-não, không phải vào định-ý, không phải ra định ý, không phải ở thế-gian, không phải ở niết-bàn, người thì không có phước lớn, không có phước nhỏ, không được-lợi-ích, không bị tổn-hại, đó chính là vào Phật-đạo, không nương theo hạnh Thinh-văn. Ngài Ca Diếp! Nếu ăn như thế là ăn đồ cúng thí của người không uổng vậy.

Bài giảng đến đây là hết.

 

5 1 vote
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
guest

Bài Viết Liên Quan

xăm quan thánh đế quân

Xăm Quan Thánh 29

Xăm Quan Thánh 29: Thượng Thượng 第二十九号簽 上上袓宗積德幾多年源遠流長庆自然若更操修無倦已天須還汝舊青氈碧仙注積善之家必有餘庆子孫衆多門户昌盛行修福禄前程順应 Âm: Tổ tông tích đức kỷ đa niên.Nguyên viễn lưu trường khánh...

kinh huỳnh đình Mật Phước tự

16. KINH HUỲNH ĐÌNH

Lời dẫn Kinh Huỳnh Đình là một kỳ thư lâu đời của Lão giáo, được ghi nhận trong Tấn thư...

CHƯƠNG ĐẶC BIỆT

CHƯƠNG ĐẶC BIỆT LÁ THIÊN THƠ CĂN BẢN DÙNG ĐỂ QUÁN ĐẢNH (TRAO TRUYỀN TÂM PHÁP)   Đây là lá...

Giải Ếm Long Mạch

mật phước tự pháp đàn giải ếm việt nam đất mỹ tử nha

Bài 31 Pháp đàn giải yếm

Vài người hiền sĩ quê mình. Gửi thư hỏi lão tình hình quốc gia. “Làm sao giúp được quê nhàThăng...

linh quang tịnh xá

LINH QUANG TỊNH XÁ VÀ HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ ỨNG (Phần 1)

Ban Biên Tập Mật Phước Tự xin giới thiệu đến quý vị độc giả bài viết của cư sĩ Triệu...

Thần linh ngự trên đầu - mật phước tự - thầy quảng nghệ

Bài 72: Thần Linh Ngự Trên Đầu

Khỏi Đầu Ba Thước Có Thần Linh Bởi nhìn không thấy Thánh Thần.Tưởng rằng không có, chẳng cần sợ chiNhưng...

cao biền mật phước tự

Sông Tô Lịch do ai trấn yểm?

Nhiều độc giả có cùng thắc mắc phải chăng sự kiện sông Tô Lịch bị trấn yểm là do Cao...

0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Chia Sẻ Bài Viết