CHƯƠNG VI: VII – NGŨ BỘ CHÚ – TINH HOA CỦA MẬT TÔNG PHẬT GIÁO.

CHƠN NGÔN: ÚM LAM (hoặc riêng trì chữ Lam cũng được, Lam hoặc Lãm)

Chữ Lam tịnh pháp giới này, nếu tưởng hoặc tụng, hay khiến ba nghiệp thảy đều thanh tịnh, tất cả tội chướng tận diệt tiêu trừ. Lại hay thành tựu xong xuôi tất cả việc thù thắng, tùy chỗ trụ xứ thảy được thanh tịnh, y phục không tịnh lại được tịnh y, thân không tắm rửa lại được sạch sẽ. Nếu dùng nước làm sạch không gọi là chơn tịnh, nếu gồm pháp giới tâm, Lam Tự này tịnh đó, tức gọi rốt ráo thanh tịnh bình. Như một hạt linh đơn, điểm sắt thành vàng báu. Một chữ Chơn ngôn biến nhiễm thành tịnh. Kệ rằng:
Ra tự sắc trắng sạch
Không điểm trang nghiêm đó.

(Chữ Phạn RA

trên an không điểm tức thành chữ LAM vậy).

Như trên đảnh kia minh châu để nơi nhục kế, Chơn ngôn đồng pháp giới, vô lượng các tội trừ. Tất cả chạm chỗ uế, phải gia Tự môn này. Cho nên Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp nói: nếu chạm chỗ dơ uế, phải quán tưởng trên đảnh có chữ pháp giới sanh ra, phóng ánh sáng sắc đỏ. Nghĩa là LAM tự vậy.

(Nếu thật không có ngoại duyên đầy đủ, không nước tắm rửa, thiếu y mới thanh tịnh, dùng chữ LAM này tịnh đó, nếu ngoại duyên đầy đủ mà không tắm rửa thay áo mới, để làm phép tịnh này là người không có lòng cung kính, là người biếng nhác, chính là lỗi khinh mạn vậy. Như thế làm sao sanh phước diệt tội được? Thành tựu việc sở cầu Tất-địa. Nếu trước như pháp tắm rửa sạch sẽ, mặc y mới thanh tịnh, lại dùng chơn ngôn này tịnh nữa, tức trong ngoài thanh tịnh, việc mong cầu sẽ mau được linh nghiệm).

VĂN-THÙ NHỨT TỰ CHƠN-NGÔN: ÚM XỈ-LÂM.

Chữ Phạn: Úm xỉ-lâm

Chữ xỉ-lâm này là hai âm (nhị hiệp), hoặc ba âm (tam hiệp): Thất-li-long, hoặc bốn âm (tứ hiệp): Thể-li-hê-dâm. Ngài Nghĩa Tịnh dịch: Thất-lạc-hê-diêm. Bốn chữ như vậy hợp làm một tiếng, mới thành Phạn âm một chữ. Như không thể hiểu rành Phạn âm, thì thật khó được chơn diệu. Một chữ Vương Chú này, công lực rất lớn không thể nghĩ bàn.

Hình ảnh
Đại Trí Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát

Như Văn-thù Nhất Tự Đà-ra-ni Pháp nói: Đức Thế Tôn bảo các chư Thiên rằng: Nên biết Đà-ra-ni này là vua lớn trong các Chú, có đại Thần lực. Nếu có người trai lành, gái tín, hay thọ trì Văn-thù sư-lợi Bồ-tát thường đến ủng hộ. Hoặc khi thức, hoặc trong chiêm bao, vì hiện thân tướng và các việc lành. Chú này còn hay nhiếp được Văn-thù sư-lợi Bồ-tát, huống các Bồ-tát và các chúng Hiền Thánh, Thế, Xuất thế gian. Chú này có công năng tiêu trừ tất cả tội ngũ nghịch, tứ trọng và nghiệp thập ác. Nên biết Chú này đối với các Thần chú trong thế gian và xuất thế gian rất là thù thắng hơn hết. Là tâm của chư Phật hay khiến tất cả các sở nguyện thảy đều đầy đủ. Khi chưa làm phép (tác pháp) tức hay thành tựu tốt đẹp các việc như ý. Nếu phát vô thượng đại Bồ-đề tâm, tụng một biến có năng lực thủ hộ tự thân mình. Nếu tụng hai biến có năng lực thủ hộ đồng bạn. Nếu tụng ba biến có năng lực thủ hộ người trong một nhà. Nếu tụng bốn biến có năng lực thủ hộ người trong một thành. Nếu tụng năm biến có năng lực thủ hộ người trong một nước. Nếu tụng sáu biến có công năng thủ hộ người trong nhất thiên hạ. Nếu tụng bảy biến có công năng thủ hộ người trong tứ thiên hạ. Nếu trong mỗi buổi sớm mai tụng một biến chú này trong nước rửa mặt hay khiến người thấy sanh lòng hoan hỷ, còn nói rằng: Nếu có chúng sanh bị Phi đầu Quỷ bắt giữ, lấy tay mình thoa nơi mặt người kia, tùng chú 108 biến, làm ra tướng mạo đáng sợ, liền lấy tay trái kiết bổn sanh ấn (lấy ngón tay cái co để trong lòng bàn tay, bốn ngón sau nắm ngón tay cái lại, hình như cầm cú) tức tự nộ hét, đôi mắt ngầm nghiêm, tụng thần chú này mà thoa vào người bệnh, hoạn bệnh tức trừ. Nếu tất cả quỷ gây làm hoạn bệnh, dùng chú này chú vào tay mặt 108 biến, thiêu An tức hương xông đó, tay trái kết ấn bổn sanh, tay mặt xoa vào đầu bệnh nhơn, bệnh tức trừ lành. Nếu muốn đi qua tất cả chỗ hiểm nạn, sư tử, hổ lang, độc xà, oán tặc nên cần phải thân tâm không được gần gũi người nữ và ăn đồ ngũ tân, tất cả rượu thịt, đối các chúng sanh khởi đại bi tưởng, chí tâm tụng chú 49 biến, thì các oán ác tự nhiên lui tản, giả như có gặp cũng đếu hoan hỷ. Chú này có những chúng sanh, hoặc một kiếp, hoặc vô lượng kiếp, cho đến danh tự cũng không thể nghe được, huống gì được thấy mà chuyên tâm trì tụng, Đà-ra-ni này hay khiến chúng sanh hiện đời và đương lai thường được an ẩn, cùng các Như Lai và chúng đại Bồ-tát, thường làm quyến thuộc. Vậy cho nên phải ân cần sanh tâm tưởng khó gặp, không nên khinh nhẹ, khởi nghi hoặc tâm, rộng như các kinh đã nói, không thể chép hết.

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN-NGÔN
– Úm ma ni pát mê hum.
– Úm ma ni bát di hồng.
– Úm ma ni pết-nạp minh hồng.

Chơn Ngôn Phạn Tự:

Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Khi bấy giờ đức Quán Tự Tại Bồ-tát nói Thần Chú Đại Minh này, bốn đại bộ châu và cung điện của các cõi trời, thảy đều rung động, nước bốn biển lớn, nổi sóng ào ạt, hết thảy các ma làm việc chướng ngại sợ hãi chạy trốn tản mất.

Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ-tát rằng: Sáu chữ Đại Minh Đà-ra-ni này, khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Đại Minh Vương đây thì người đó tham, sân, si độc không thể nhiễm ô, nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bệnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn không biết, huống gì Bồ-tát làm thế nào biết được? Đây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ-tát. Nếu người nào hay thường thọ trì chú Đại Minh này ở lúc trì tụng có chín mươi chín căn-già hà sa số Như Lai tập hội, lại có vi trần số Bồ-tát tập hội, lại có vô số Thiên Long Bát Bộ đến để hộ vệ người ấy. Người trì tụng Thần chú này bảy đời dòng họ đều sẽ được giải thoát, trong bụng có loài trùng sẽ được địa vị bất thoái chuyển của Bồ-tát. Nếu đeo trì trong thân trên đảnh, có người được thấy người đeo trì ấy cũng như đồng thấy thân Kim Cang của Như-Lai. Nếu hay ý pháp niệm tụng, tức được vô tận biện tài, ngày ngày thường đủ sáu Ba-la-mật viên mãn công đức. Nếu trong miệng hơi thở ra chạm vào người nào, người đó liền khởi tâm lành xa lìa các sân độc, sẽ được bất thoái chuyển Bồ-tát, mau chứng Vô thượng Bồ-đề. Người đeo trì giữ gìn Chú này, lấy tay rờ đến người nào, hoặc lấy mắt liếc nhìn đến các loài dị loại, các hữu tình, thảy đều mau được địa vị Bồ-tát. Người như vậy vĩnh viễn không thọ các khổ sanh, lão, bệnh, tử.

Lại nữa Phật nói: Vi trần đã có, ta có thể đếm số lượng kia được, cho đến nước đại hải ta có thể biết số lượng kia. Nếu có người niệm sáu chữ Đại Minh một biến, đã được công đức mà ta không thể tính đếm số lượng, giả như trong bốn đại bộ châu, tất cả kẻ nam nữ đều chứng được địa vị Thất địa Bồ-tát, công đức đã có cùng với người niệm Lục Tự Đại Minh một biến mà công đức không sai khác. Nếu có người viết chép Đại Minh này, đồng với việc viết chép 8 vạn 4 ngàn Pháp tạng. Nếu lấy kim bảo cõi Trời tạo hình tượng của các đức Như Lai số như vi trần, không bằng chép viết một chữ trong sáu chữ Đại Minh này, chỗ thu hoạch công đức quả báo không thể nghĩ bàn, người ấy sẽ được 108 món Tam-ma-địa môn. Chỉ niệm một biến sẽ được tất cả Như Lai đem y phục ẩm thực thuốc thang và đồ ngồi nằm đầy đủ tất cả để cúng dường. Pháp này ở trong Đại thừa rất là tối thượng, tinh thuần vi diệu. Tất cả Như Lai và các Bồ-tát thảy đều cung kính chắp tay làm lễ.

Khi nói sáu chữ Chơn ngôn này có bảy mươi trăm ức các đức Như Lai đều đến tập hội, đồng nói: Thất-cu-chi Chuẩn-đề Đà-ra-ni. Vậy nên biết sáu chữ Chơn ngôn cùng với Chuẩn-đề Chơn ngôn đầu đuôi tương tu. Như muốn cùng Chuẩn-đề Chơn ngôn đồng tụng ấy, có thể trước Chuẩn-đề Chơn ngôn niệm tụng. Song cần yếu hiệp hai chữ nạp-minh làm một chữ mới phù hợp Phạn âm. Hoặc muốn riêng trì tụng, công đức như trên đã nói. Nếu muốn như pháp kiết Đàn niệm tụng rõ như bản kinh văn, đây không chép hết.

Ngài Kim Cang Trí nói: Nếu cầu giải thoát mau ra khỏi sinh tử, tu pháp Tam-ma-địa Du-già quán hạnh, vô ký vô số niệm tụng, tức tưởng tự tâm như mặt trăng tròn sáng vắng lặng thanh tịnh, trong ngoài phân minh. Lấy chữ Án trong Tâm nguyệt luân ấy.

Lấy chữ CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA PHẠ HA, từ trước xoay vòng bên hữu lần lượt liên tục nối nhau thành vòng tròn, quán xét nghĩa của mỗi chữ, tâm luôn luôn tương ưng không sai khác.

VIÊN MINH BỐ LIỆT PHẠN THƠ ĐỒ

TRÌ MINH TẠNG NGHI QUỸ NÓI:
Chữ Án là Tỳ-lô-giá-na Phật căn bản.

Chữ Chiết là là Đại Luân Minh Vương căn bản.

Chữ Lệ là là Đại Phẫn Nộ Bất Động Tôn Minh Vương căn bản cũng là MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG CĂN BẢN.

Chữ Chủ là TỨ TÝ PHẬT THÂN CĂN BẢN.

Chữ Lệ là BẤT KHÔNG QUYẾN TÁC CĂN BẢN cũng là Quán-tự-tại Bồ-tát căn bản.

Chữ Chuẩn là Đại Tôn-na Bồ-tát căn bản.

Chữ Đề là KIM CANG TÁT-ĐỎA BỒ-TÁT.

Chữ Ta-Phạ là Y-CA NẶC-TRA BỒ-TÁT căn bản.

Chữ Hạ là PHẠ-NHỰT RA-NẴNG KHƯ MINH VƯƠNG CĂN BẢN.

THỨ ĐẾN TƯ DUY TỰ MẪU CHỦNG TỬ NGHĨA

Chín chữ: Thánh Phạn tự này, hay sanh tất cả chữ, cho nên nói rằng tự mẫu. Nói là chủng tử ấy, là dẫn sanh nghĩa, nhiếp trì nghĩa. Lấy một chữ đầu làm chủng tử, sau các chữ là sơ hữu quán trí, y sở dẫn sanh nhiếp vào chữ ban đầu. Nếu đắc được Án tự môn bí mật tương ưng này, tức đắc được vô tận pháp tạng của chư Phật, ngộ được tất cả các pháp vốn không sanh, một mà khắp đến tất cả, lời nói khắp hết, vì lời nói do ngộ tất cả pháp vốn không sanh, nên đạt đến các pháp vốn “không”, đem các pháp nhập vào thật tướng, cho nên không sanh, không diệt, đã ngộ đến tất cả pháp thì lời nói bặt dứt, không còn ngôn thuyết; pháp tướng là bình đẳng, như trận mưa lớn rưới khắp cho nên nói là bình đẳng. Mỗi một chữ phải tư duy quán sát, thời tất cả hạnh nguyện đều được đầy đủ.

Chữ Án (úm) là nghĩa ba thân, cũng là nghĩa tất cả các pháp vốn không sanh. Ngài Kim Cang Trí dịch: Chữ Án (úm) tự môn ấy, là nghĩa lưu chú như dòng nước chảy không sanh, không diệt, là nghĩa tối thắng của tất cả cá pháp.

Chữ Chiết là nghĩa tất cả pháp không sanh, không diệt. Ngài Kim Cang Trí dịch: là nghĩa vô hành tất cả pháp.

Chữ Lệ là nghĩa vô sở đắc của tất cả pháp tướng.

Chữ Chủ là nghĩa vô sanh diệt của tất cả pháp. Ngài Kim Cang Trí dịch: Là nghĩa vô khởi trụ của tất cả pháp.

Chữ Lệ là nghĩa vô cấu của tất cả pháp.

Chữ Chuẩn là nghĩa vô đẳng giác của tất cả pháp.

Chữ Đề là nghĩa vô thủ xả của tất cả pháp.

Chữ Ta-phạ là nghĩa vô ngôn thuyết bình đẳng của tất cả pháp.

Chữ Ha là nghĩa vô nhơn của tất cả pháp. Nghĩa là với tất cả pháp vô nhơn vắng lặng, vô trụ Niết-bàn.

Do tất cả pháp vốn không sanh, nên tức được bất sanh bất diệt. Do bất sanh bất diệt nên được tướng vô sở đắc. Do tướng vô sở đắc nên tức được vô sanh diệt. Do vô sanh diệt nên tức được vô cấu. Do vô cấu nên tức được vô đẳng giác. Do vô đẳng giác nên tức được vô thủ xả. Do vô thủ xả nên tức được bình đẳng vô ngôn thuyết. Do bình đẳng vô ngôn thuyết nên được vô nhơn, vô quả, Bát-nhã tương ưng, vô sở đắc lấy làm phương tiện nhập vào thắng nghĩa, thật thờ-chứng pháp giới chơn như. Đây là Tam-ma-địa niệm tụng vậy.

Giải: Bởi ngộ tất cả pháp vốn không sanh, bình đẳng không hai, nên vô phân biệt trí cùng Bát-nhã Ba-la-mật, vô trí vô đắc tương ưng nhau. Do vô sở đắc trí này, làm phương tiện ngộ nhập tối thắng nghĩa đế, chứng pháp giới chơn như. Pháp chơn như hải này không thể đem lời nói trình bày, vì là cảnh giới Thành trí sở chứng tự giác ngộ của chư Phật, nên không thể đem tâm hiểu biết phân biệt mà suy lường.

PHẬT ĐẢNH ĐẠI LUÂN NHỨT TỰ MINH VƯƠNG CHƠN NGÔN: Gọi là Thần Chú BỘ-LÂM

(Đây là Phạn tự Bộ-Lâm

kéo lưỡi ngân âm thanh dài ra, hai chữ hợp lại làm một chữ, cũng nói Bộ-lâm hoặc Phô-long. Lại nói Bộ-lung, hoặc Bột-long. Bất Không Tam Tạng dịch: Bột-lỗ-úm ba chữ hợp lại làm một chữ. Chữ rằng chữ Lỗ kéo dài lưỡi chung làm một âm. Lại nữa, tiếng kéo dài ra từ trong yết hầu mà phát âm thanh như đánh trống lớn. Bản xưa dịch Bộ-lâm hơi sai không được đúng lắm. Như vậy âm giọng rất khó đúng chỉ người nào giỏi Phạn âm mới có thể được đó).

Kinh Căn Bản Nghi Quỹ nói: Phật Đảnh Đại Luân Nhứt Tự Minh Vương này được thành tựu cho đến đối với chánh pháp của Đức Như Lai khi sắp muốn diệt, có công năng làm các Phật sự. Lại hay ủng hộ tất cả Pháp tạng của các Đức Như Lai. Một chữ Minh Vương này, sau khi Phật diệt độ trong thời kỳ mạt pháp, giúp đỡ người tu hành ở trong thế gian được thù thắng hơn tất cả chơn ngôn, và chư Phật, Bồ-tát cũng đều thọ trì, bởi vì quá khứ Phật Bồ-tát đã truyền nói. Nếu ở chỗ nào có người tu hành chuyên tâm trì tụng Đại Minh Chú này, ở chỗ đó trong khoảng địa giới, năm do-tuần có tất cả các ác tinh diệu (sao xấu) không dám xâm gần, các ác quỷ thần đều tự chạy trốn tản mất, cho đến tất cả các ác không dám làm hại, hơn nữa với Thiên nhơn, Thánh nhơn, cũng không dám gần. Nếu người trì tụng tất cả nghiệp chướng đều được thanh tịnh, nếu có ủng hộ hay ẩn thân mình, nhập vào tất cả trong nhiều các bộ, không chỗ chướng ngại, đối với thế gian và xuất thế gian không dám làm hại, có công năng bẻ gãy tất cả các ác chú trong thế gian. Chơn ngôn này là đỉnh đầu của tất cả chư Phật, là tâm của Văn-thù Bồ-tát, hay ban thí vô úy (không sợ hãi) hay ban an vui cho tất cả chúng sanh, phàm có tu trì tùy ý đắc quả, đồng ngọc Như ý châu có công năng làm mãn nguyện tất cả, nếu trì tụng các Thần chú khác mà không thành tựu, nên dùng chơn ngôn này cùng chung Thần chú khác đồng trì tụng, quyết định thành tựu. Nếu không thành tựu và linh nghiệm, thì các Chư Thần của Thần chú kia đầu sẽ phá bể làm bảy phần. Phải biết Chơn ngôn này hay giúp tất cả các Thần chú mau được thành tựu.

Chia Sẻ bài Viết
0 0 votes
Article Rating
Nhận Thông Báo
Thông báo khi
0 Comments
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận