Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) là vị Bồ Tát của Từ Bi, được Phật Thích Ca thọ ký sẽ trở thành vị Phật tương lai.
Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Di-Lặc:
– Ông đi đến thăm bịnh ông Duy-Ma-Cật.
Di-Lặc bạch Phật:
– Bạch Thế-Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? – Nhớ lại lúc trước con nói hạnh “bất-thối-chuyển” cho vị Thiên Vương ở cõi trời Đâu-Suất và quyến-thuộc của người, lúc ấy ông Duy-Ma-Cật đến nói với con rằng: “Ngài Di-Lặc! Thế-Tôn thọ-ký cho ngài một đời sẽ được quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, đó là đời nào mà ngài được thọ-ký? Đời quá-khứ chăng? Đời vị-lai chăng? Đời hiện-tại chăng? Nếu là đời quá khứ thời quá-khứ đã qua. Nếu là đời vị-lai thời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện-tại thời hiện-tại không dừng (trụ). Như lời Phật nói: “Này Tỳ-kheo! Như ông ngay bây giờ cũng sanh, cũng già, cũng chết”. Nếu dùng vô-sanh mà được thọ-ký, thì vô-sanh tức là chánh-vị, ở trong chánh-vị cũng không thọ-ký, cũng không được quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Thế nào Di Lặc được thọ ký một đời ư? Là từ “như” sanh mà được thọ-ký, hay là từ “như” diệt mà được thọ ký? Nếu từ như sanh mà được thọ-ký, mà như không có sanh. Nếu từ như diệt được thọ-ký, mà như không có diệt. Tất cả chúng-sanh đều Như, tất cả pháp cũng như, các Thánh-hiền cũng như, cho đến Di-Lặc cũng như. Nếu Di-Lặc được thọ-ký, tất cả chúng-sanh cũng phải được thọ-ký – Vì sao? Vì như không hai không khác. Nếu Di-Lặc được quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, tất cả chúng sanh cũng đều được. Vì sao? Tất cả chúng-sanh chính là tướng Bồ-đề. Nếu Di-Lặc được diệt-độ, tất cả chúng sanh cũng diệt độ. Vì sao? – Chư Phật biết tất cả chúng-sanh rốt-ráo vắng lặng, chính là tướng Niết-bàn, chẳng còn diệt nữa. Cho nên Di-Lặc, chớ dùng pháp đó dạy bảo các Thiên-tử, thật không chi phát tâm vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, cũng không chi thối lui. Ngài Di Lặc! Phải làm cho các vị Thiên-tử này bỏ chỗ kiến chấp phân-biệt bồ đề
Vì sao? Bồ-đề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được, Tịch-diệt là bồ-đề, vì diệt các tướng; chẳng nhận xét là Bồ-đề, vì ly các duyên; chẳng hiện hạnh là Bồ-đề, vì không ghi nhớ; đoạn là Bồ-đề, bỏ các kiến chấp; ly là Bồ đề, lìa các vọng tưởng; chướng là Bồ đề, ngăn các nguyện; bất nhập là Bồ-đề, không tham đắm; thuận là Bồ-đề, thuận chân-như; trụ là Bồ-đề, trụ pháp-tánh; đến là Bồ-đề, đến thật-tế; bất nhị là Bồ-đề, ly ý pháp; bình-đẳng là Bồ-đề, đồng hư-không; vô-vi là Bồ-đề, không sanh, trụ, diệt; tri là Bồ-đề, rõ tâm hạnh chúng sanh; không hội là Bồ-đề, các nhập không nhóm; không hiệp là Bồ-đề, rời tập-khí phiền-não; không xứ sở là Bồ-đề, không hình sắc; Giả danh là Bồ-đề, danh-tự vốn không; như huyễn-hóa là Bồ-đề, không thủ xả; không loạn là Bồ-đề, thường tự vắng lặng; thiện-tịch là Bồ-đề, tánh thanh-tịnh; không thủ là Bồ-đề, rời phan duyên; không khác là Bồ-đề, các pháp đồng-đẳng, không sánh là Bồ-đề, không thế ví-dụ; vi-diệu là Bồ-đề, các pháp khó biết.
– Bất Thối chuyển:
Theo Đại-Thừa pháp-tướng có 3 bực:
1) Vị bất thối: | Từ khi phát tâm tin chắc lý Đại-Thừa, trải muôn kiếp tu nhơn vào bực Thập-trụ rồi không còn thối đọa trong đường sanh tử nữa. |
2) Hạnh bất thối: | Đã vào bực Sơ-Địa, nơi hạnh lợi-tha không còn lui sụt. |
3) Niệm bất thối: | Từ bực Bát-địa nhẫn lên đặng Diệu-trí Vô-công-dụng, mỗi niệm mỗi niệm thẳng vào biển quả chơn-như, không còn một niệm nào thối chuyển.
|
– Thọ-ký: | Đức Phật đối với chúng-sanh phát tâm Đại-Thừa trao cho lời ký về sau ở nơi kiếp nào, sẽ thành Phật hiệu là gì, cõi nước tên chi, và trụ thế bao lâu, độ sanh bao nhiêu.
|
– Vô-sanh: | Chơn-lý Niết-bàn không sanh không diệt.
|
– Chánh-vị: | Tức thật-tướng thường-trú. Niết bàn của Tiểu-thừa cũng gọi là chính vị; chính là quả-vị để tu chứng. |
– Chánh-vị:
– Bồ-đề-tướng:
– Chướng-Nguyện:
– Bất-nhị:
| Tức thật-tướng thường-trú. Niết bàn của Tiểu-thừa cũng gọi là chính vị; chính là quả-vị để tu chứng.
Cái tướng không tướng là Bồ-đề.
Chơn-như đạo-lý không có sự mong muốn nên ngăn tất cả sự nguyện-cầu.
Không hai; ý và pháp là hai mà Bồ-đề là vô tâm ý thì còn có pháp gì nữa, nên nói là không hai. |
– Các nhập không nhóm:
6 nhập trong và ngoài, tức 6 căn và 6 trần xung nhập nhau. Tự tánh nó vốn không, nên nói là không nhóm.
Đạo-Tràng:
Điều-nhu:
Đa-văn:
Chánh-quán:
Nhứt-thiết-chủng-trí: | Là chỗ của đức Phật thành-đạo như: toà Kim-Cang; hoặc chỗ cúng-dường đức Phật, chỗ tu tập ngồi thiền, nơi chùa chiền cho đến những hạnh-pháp tu hành đắc đạo như trực-tâm, thâm-tâm v.v. cũng gọi là Đạo-tràng.
Đối trị phiền-não làm cho mềm đi.
Rộng nghe Phật-pháp, y theo chỗ nghe mà thật hành gọi là Đa-văn. Quán hiệp đúng như lời kinh Phật dạy là chánh quán
Trí của Phật biết rõ tất cả đúng như thật |
Bài giảng đến đây là hết.