-Nghĩa Đarani: Giúp chúng ta nhớ nghĩa lý của Phật pháp.
-Chú Đarani: Hay chơn ngôn giúp chúng ta trừ khử các sự độc ác cùng với mọi phiền não chướng3 hay sở tri chướng4. Chú Đarani thường đi chung với Pháp-Ấn và Linh-Phù. Đarani là ngữ mật, Pháp-Ấn là thân mật, còn Linh-phù là ý mật.
-Nhân Đarani: Hay Đarani cao nhất của Mật Giáo, chính ngay mình biến thành thật tướng của các pháp: nhẫn-nhục, an-trụ, thân-tâm siêu thoát, ở đây phương tiện Đarani đã biến thành cứu cánh Niết-bàn5.
Chú và Nhân Đarani là phương tiện của Mật Giáo, còn Văn và Nghĩa Đarani là phương tiện của Hiển Giáo.
Người tu theo Mật Giáo, Khẩu thì đọc những câu chơn ngôn. Chú Đarani có sức huyền diệu vô cùng tận, vốn của chư vị thành đạo, Phật, Bồ-tát, và các Thánh Thần truyền trao cho loài người. Chơn ngôn tông rất chú trọng về huyền lực của những câu chơn ngôn, tức là câu phép tóm tắt và yếu lược. Đarani gốc ở Thiên-Trước6, được lưu truyền từ ngàn xưa. Người ta không dịch chú Đarani ra tiếng bản xứ, e mất sức mạnh đi, nên cứ theo tiếng Phạn mà đọc. Người ta gom vào một câu niệm các sức linh hoạt nhiệm mầu trong vũ trụ. Phật nhờ hoàn toàn tinh thông nên ra công thu nhặt và sắp xếp các sức linh ấy mà truyền trao cho tín đồ. Ngoài ra chú còn là những kí hiệu, lời hứa khả của chư vị Phật-Thánh đã lập nguyện độ sanh cho những ai phát tâm chí thành trên đường đạo đức. Đó là những nguyện lực mà các Ngài để lại trước khi tịch diệt. Ai đọc trúng những biểu hiệu đó và có tâm ý thực hiện theo hạnh đạo của các Ngài, các Ngài sẽ gia trì sức linh ấy đến hỗ trợ và ủng hộ cho. Người ta niệm chơn ngôn để cầu thỉnh Phật-Thánh hộ niệm gia trì và triệu thỉnh chư vị thần linh, sứ giả của Phật Thánh đến để giúp mình trong những dịp cần yếu.
2. Pháp Ấn (YANTRA). Về thân, bàn tay bắt thành Pháp-Ấn làm cho nhà Đạo mật tiếp với Phật-Thánh và tạo được huyền năng pháp thuật mạnh mẽ vô cùng. Kẻ bắt tay Ấn cũng ví như thâu càn-khôn7 vào tay mình: Ngón cái chỉ về không gian. Hư không, ngón trỏ. Ngón giữa, lửa. Ngón áp-út, nước. Ngón út chỉ về đất.
Biết niệm chơn ngôn và bắt Ấn thì kết quả không thể nào sai chạy. Chữ Ấn người Pháp dịch là “Sceau”, con dấu. Ấn là quyết định xong rồi, cũng như kẻ đã quyết định, ký tên và đóng dấu vào tờ hiệp-ước. Có nhiều cách bắt Ấn khác nhau và mỗi đạo Ấn có một công dụng riêng, tùy theo sở cầu của nhà đạo mà ám tay quyết. Có khi một tay Ấn mà dùng nhiều việc. Từ việc lớn đến việc nhỏ và bất kỳ giờ nào, dùng Ấn và niệm chơn ngôn cũng được hết. Gặp kẻ hung bạo Ấn mà trừ. Có yêu quái tà mị, Ấn mà đuổi. Xẩy ra nạn rủi, Ấn mà thoát. Triệu thỉnh quỷ-thần Ấn mà gọi. Mong ước điều chi Ấn mà xin. Thức dậy, ăn uống, mặc áo, đi đứng, tụng kinh, nhà đạo cũng dùng Ấn và Chú nguyện cho mình và chúng sanh.
3. Linh phù: Về ý thì tham thiền. Nhờ tham thiền nhà Đạo hiểu những luật vĩ đại trong trời đất. Người sắp xếp những luật ấy theo trật tự của chúng nó, làm ra linh phù, định đặt các phép và bài trí ăn khớp với các sức mạnh tự nhiên chung quanh ta từ lớn chí nhỏ.
Linh phù theo con mắt của kẻ bất tín là một sự dị đoan, theo người thiện niệm là một vũ trụ thu hẹp mà nơi ấy Đức Đại Nhật Phật ngự trên trước và ở trung tâm và xoay vần chung quanh là chư vị Thánh, Thần hầu cận theo Ngài.
Thấy linh phù tức là thấy biểu tượng của Phật, bao giờ tư tưởng về Phật cũng ở luôn nơi mình. Nhờ có đức tin đối với các vị thờ trong linh phù, nhờ lời cầu nguyện và khấn xin, nhờ hoài bão học tập theo hạnh lành của Phật Thánh; sức linh của chư vị sẽ biểu hiện nơi mình, bây giờ nhà Đạo muốn chi cũng được và thực hiện được nhiều việc kỳ bí thần thông để cảm hóa chúng sanh. Những bậc tu theo linh phù cần phải dày công nghiên cứu và tham thiền về nó, vì đây là một môn học rất rộng và khó khăn. Cho đến mấy vị cao tài về Chơn Ngôn cũng chưa dễ thông suốt hết các đạo linh phù.
Đarani, Pháp-Ấn, Linh-Phù là những phương tiện thiện xảo, những kí hiệu mật truyền để tạo pháp thuật nhiệm mầu, nói chung là dùng để giữ gìn thiện pháp và ngăn ngừa ác pháp. Nhà học đạo thấu được ý nghĩa của Đarani, Pháp Ấn và Linh Phù thì tay bắt ấn, miệng đọc chú, ý quán tưởng linh phù thì thấy được ba cái mật: thân mật, khẩu mật, ý mật và hành theo 3 cái mật đó mà giữ mình và cứu đời. Người còn truyền dạy cho hàng đệ tử nữa. Trong lúc hành 3 cái mật đó, nhà Đạo có thể ở vào một cảnh với Phật là cảnh Bồ-đề và đạt được nhiều quyền năng pháp thuật nhiệm mầu và thông đạt được ý nghĩa của Phật trong ta, ta trong Phật tức là hiệp một với Thượng Đế trong phép nhập định Du-già của Mật Giáo.
-Đây là hai lá Khăn Ấn của Mật Tông Phật giáo Nam Tông. Có giá trị như là một Đại Linh Phù hộ mạng, may mắn, hạnh phúc, trừ tà và tiến triển tâm linh (Hình 1và 2).
-Đây là lá Phép hội dùng để vô kim có giá trị trừ tất cả ếm đối, thư phù và các tai họa do chư Thiên tác hại (Hình 3).
-Đây là lá Phép của tông phái chư vị Năm Ông (Năm Phương Phật và Năm Đạo Binh Trời) dùng để tĩnh tâm tham thiền (Hình 4).